TẢI VỀ: Luật đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
1. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là gì?
3 dự án được quy định chi tiết tại nghị định này bao gồm:
(1) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP
(2) Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh
(3) Dự án không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này nhưng phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
Áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được chọn áp dụng quy định của Nghị định này.
=> Trường hợp chọn áp dụng, tổ chức, cá nhân phải xác định rõ các điều, khoản sẽ thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định này và pháp luật khác, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
2. Quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Căn cứ theo Điều 27 & 46 quy trình chi tiết đối với dự án hình thức PPP & dự án có sử dụng đất
B1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
- a) Lập hồ sơ mời thầu;
- b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
B2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
- a) Mời thầu;
- b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
- c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
B3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
- a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
B4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
- a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
- b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
- c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.
B5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
B6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng, bao gồm:
- a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
- b) Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án.
=> Riêng đối với dự án hình thức PPP, quy trình có thêm bước 7. Trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. Nhà đầu tư được lựa chọn sẽ tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu thực hiện dự án, quy mô đầu tư, các tiêu chí cơ bản để xét duyệt nhà đầu tư trúng thầu.
3. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Theo Nghị định 25/2020/ND-CP trong quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư:
THỜI GIAN TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ | ||
NỘI DUNG | THỜI HẠN | GHI CHÚ |
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư | 20 ngày | Từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt |
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư | 10 ngày | Từ ngày nhận được báo cáo thẩm định |
Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ năng lực, kinh nghiệm và đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất | 30 ngày | Từ ngày danh mục dự án được đăng tải |
Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành | Sau 3 ngày | Từ ngày danh mục dự án được đăng tải |
Chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển | 30 ngày | Từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu. |
Chuẩn bị hồ sơ đề xuất | 30 ngày | Từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu. |
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối | 60 ngày đối với đấu thầu trong nước 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế | Từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. |
Sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư nhận hồ sơ mời sơ tuyển | 10 ngày | Trước ngày có thời điểm đóng thầu |
Gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã nhận hồ sơ mời thầu | 15 ngày đối với đấu thầu trong nước 25 ngày đối với đấu thầu quốc tế | Trước ngày có thời điểm đóng thầu |
Sửa đổi hồ sơ | 10 ngày | Trước ngày có thời điểm đóng thầu |
Bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu theo đường bưu điện, fax | Không muộn hơn 05 ngày làm việc | Từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt |
|
4. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất & thực hiện dự án trong nước
Đối với dự án PPP:Việc lựa chọn nhà đầu tư phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp dưới đây:
| (1) Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước | (2) Áp dụng hình thức chỉ định thầu |
– Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện; – Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế; – Dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án; – Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh. | – Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển; – Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn; – Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp này thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện: + Dự án có quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (đối với dự án nhóm C); + Dự án có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm an ninh. |
Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất:Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, đối với các dự án đầu tư có sử dụng đât thì hình thức lựa chọn nhà đầu tư có thể là hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, hình thức đấu thầu trong nước hoặc chỉ định thầu. Cụ thể:
| (1) Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế | (2) Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước | (3) Áp dụng hình thức chỉ định thầu |
Phải có: – Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên; – Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; – Không thuộc trường hợp hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoặc vì lý do đảm bảo quốc phòng, an ninh. | Trong các trường hợp: – Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện; – Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm; – Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh. | Trong các trường hợp: – Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; – Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn; – Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ. |
XEM THÊM: Các khoá học kế toán tại Việt Hưng
Trên đây là Nghị định 25/2020/ND-CP quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đã gỡ bỏ được nút thắt lớn nhất trong hành trình: đấu thầu – giao đất/cho thuê đất – triển khai dự án triển vọng tạo cú hích lớn cho sự phát triển của thị trường bất động sản cả nước. Ghé thăm fanpage để nhận các thông tin nghiệp vụ kế toán nhanh chóng nhất!