6 Điểm mới xác định & quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Đánh giá

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình – Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 05/9/2020. cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua 6 điểm mới có sự thay đổi ra sao nhé.

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
6 Điểm mới xác định & quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

BÃI BỎ 1 SỐ ĐIỂM, KHOẢN TẠI ĐIỀU 3 – ĐIỀU 8 – ĐIỀU 14 & ĐIỀU 17

a) Bãi bỏ cụm từ “(đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện)” tại điểm d khoản 1 Điều 3

b) Bãi bỏ nội dung “Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí gián tiếp có thể bổ sung một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự)” tại điểm b khoản 2 Điều 8

c) Bãi bỏ khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 14

d) Bãi bỏ khoản 3 Điều 17

1. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng 

Tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD bổ sung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

“Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí khác có thể bổ sung một hoặc một số chi phí sau: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự).”.

2. Nội dung, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng

Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

“2. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thẩm quyền thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 và điểm a khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.”.

Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng

3. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng:

a) Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập chủ trì tổ chức thẩm định;

b) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định;

c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định.

d) Đối với dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) do đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì tổ chức thẩm định. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp góp ý kiến về sự phù hợp của đơn giá, định mức được sử dụng để xác định Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án.

 3. Điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng

Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

“2. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt và phần giá trị điều chỉnh (tăng hoặc giảm).” (Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

Điều 7.  

1 Việc điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và pháp luật về PPP.

2. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BXD

4. Thẩm định, thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng

Tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 09/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

“2. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với dự toán gói thầu chìa khóa trao tay và gói thầu hỗn hợp (EPC, EC, EP, PC) thì dự toán gói thầu phải được Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi lựa chọn nhà thầu.

b) Trường hợp cần thiết, Người quyết định đầu tư xem xét ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát cùng với nhiệm vụ khảo sát.

c) Đối với dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng dự toán chi tiết theo quy định và đã được thẩm định, phê duyệt trong tổng mức đầu tư thì không phải thẩm định, phê duyệt lại.”.

5. Giá gói thầu xây dựng | Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 09/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung:

“1. Giá gói thầu xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Nội dung các chi phí của giá gói thầu xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.”.

2. Nội dung các thành phần chi phí của dự toán gói thầu xây dựng

a) Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.

b) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị gồm các chi phí: mua sắm vật tư, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, thuế giá trị gia tăng; chi phí sản xuất, gia công chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các loại phí (nếu có); chi phí liên quan khác; chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá (Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình)

c) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị gồm các chi phí: lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, thuế giá trị gia tăng, chi phí liên quan khác, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.

d) Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí: chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.

đ) Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm d khoản này.

e) Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP) gồm dự toán nêu tại điểm b và điểm d khoản này.

g) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm b khoản này.

h) Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC) gồm các khoản mục chi phí thiết kế; mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng được duyệt.

i) Dự toán gói thầu lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay) gồm các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

k) Nội dung chi phí của dự toán gói thầu xây dựng khác được xác định căn cứ vào phạm vi công việc của gói thầu.

6. Sử dụng chi phí dự phòng | Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 09/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

Việc sử dụng chi phí dự phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7, khoản 4 Điều 11khoản 4 Điều 12 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Quá trình triển khai thực hiện hợp đồng xây dựng, Chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng trong phạm vi chi phí dự phòng đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt khi xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của các Phụ lục số 2, 3,9 | Thông tư số 09/2019/TT-BXD

Tại Phụ lục 2,3,9 Thông tư số 09/2019/TT-BXD:

7.1 Sửa đổi, bổ sung Bảng 2.10 Phụ lục số 2 

Bảng 2.10. TỔNG HỢP DỰ TOÁN PHẦN CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐIỀU CHỈNH

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Bảng tổng hợp dự toán phần chi phí xây dựng điều chỉnh

7.2 Sửa đổi, bổ sung Bng 3.1, Bảng 3.6

Bảng 3.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ

dự toán xây dựng
Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ & giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

Bảng 3.6. TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình -
Bảng tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng

7.3 Bổ sung vào cuối mục ghi chú

Bảng 3.7 như sau:

Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CPđiểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí chung của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ các dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

Bảng 3.9 như sau:

“Ghi chú: Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CPđiểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

Bãi bỏ khoản 3.1.4 mục 3.1 phần 3.

THAM KHẢO: Hơn 60 Khoá học kế toán Online 1 Kèm 1 Trực tiếp

Trên đây 6 Điểm mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình mà Kế toán Việt Hưng cập nhật cho các bạn kế mảng xây dựng đặc thù. Tham gia Khoá học kế toán Online hiệu quả ừng giờ thực hành thực tế như đang làm nghề xử lý phát sinh thật tránh sai xót mắc phải.

 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đinh Hường
Đinh Hường
Bình chọn :
     

Công ty e thi công sơn công trình, giờ e xuất hoá đơn chung là Giá trị khối lượng hoàn thành công trình 8% hay e phải tách hoá đơn Sơn 10% và hoá đơn nhân công 8% riêng ạ. Cô tư vấn giúp e với ạ

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Đinh Hường

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này ngay trên hợp đồng bên bạn ký là KH mua sơn và bên bạn thi công sơn là 2 hạng mục khác nhau thì bạn phải xuất 2 hóa đơn 2 thuế suất khác nhau nhé

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!