Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp – Căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp.

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề, thực trạng về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Bởi vậy, Bài viết này Kế toán Việt Hưng cùng các bạn phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

1. Mục đích phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta sẽ biết được:

– Nắm được các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản, nguồn bốn

– Xác định nhân tố tác động đến cơ cấu tài sản

– Phân tích tính độc lập và ổn định của nguồn vốn.

=>Như vậy, dựa vào những con số khi phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn sẽ giúp cho các đối tượng biết được tình trạng, sức khỏe của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp: mục đích cuối cùng là để đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thông qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn.

Đối với chủ nợ: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyêt định thích hợp (cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thông qua việc đánh giá sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Đối với nhà đầu tư: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyết định thích hợp (có đầu tư hay không) thông qua việc nhận định rủi ro, đánh giá lợi nhuận

2. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức hệ số cơ cấu tài sản:

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới

Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp…

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài.

Ví dụ: Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Ví dụ phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A

=>Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta dễ dàng thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp A có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn.

3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp.

Phân tích kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

Phân tích tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Ví dụ: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp B như sau:

cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

=>Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta dễ dàng thấy cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp B với nguồn vốn đang được tăng lên do tăng vốn chủ sở hữ và nợ phải trả.

Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở cách sử dụng nguồn vốn có đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh doanh không? Hy vọng, với bài viết này các bạn dễ dàng áp dụng để phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp của mình.

Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...