Công Việc Của Kế Toán Trường Mầm Non: Mô Tả Chi Tiết A-Z

5/5 - (1 bình chọn)

Kế toán trường học mầm non – Nhắc đến hai từ “Kế toán” người ta sẽ thường nghĩ ngay đến các công việc thu chi tại các doanh nghiệp thương mại sản xuất. Thực tế, kế toán luôn tồn tại xung quanh chúng ta, tại bất kỳ các tổ chức, bệnh viện, công ty, hay cả trường mầm non nơi chỉ có trẻ em và giáo viên. Vậy kế toán trường mầm non có giống với công việc kế toán ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay thương mại không?

Đây là câu hỏi luôn được nhiều bạn kế toán mới ra trường thường không được tiếp cận thực tế nên không nắm bắt được những công việc hằng ngày tại trường mầm non. Kế toán Việt Hưng với những công việc của kế toán trường mầm non giúp các bạn tự tin có thêm nhiều kinh nghiệm kế toán tại các trường mầm non. 

1. Thế nào là kế toán trường mầm non?

Vai trò của kế toán trong trường mầm non

Kế toán trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, đảm bảo hoạt động của trường diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Họ chịu trách nhiệm theo dõi thu chi, lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính. Kế toán không chỉ giúp ban lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính mà còn góp phần vào việc hoạch định chiến lược phát triển của trường.

Sự khác biệt giữa kế toán mầm non công lập và kế toán trường mầm non tư thục

công việc của kế toán trường mầm non 3
Ảnh 1. Khác biệt giữa kế toán mầm non công lập và kế toán trường mầm non tư thục

2. Nhiệm vụ chính của kế toán trường mầm non

Quản lý thu chi và ngân sách

  • Theo dõi và ghi nhận tất cả các khoản thu từ học phí, phí dịch vụ, và các khoản đóng góp khác.

  • Quản lý chi phí hoạt động như lương giáo viên, nhân viên, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm.

  • Lập kế hoạch ngân sách hàng năm, đảm bảo cân đối giữa thu và chi.

  • Giám sát việc sử dụng ngân sách, phát hiện và đề xuất giải pháp cho các vấn đề tài chính.

Lập báo cáo tài chính

  • Chuẩn bị các báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm) để trình bày trước ban giám hiệu và cơ quan quản lý.

  • Phân tích tình hình tài chính, đưa ra nhận xét và đề xuất cải thiện.

  • Đảm bảo báo cáo chính xác, minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành.

Quản lý sổ sách kế toán trường mầm non

  • Ghi chép đầy đủ và chính xác các giao dịch tài chính.

  • Lưu trữ và quản lý chứng từ, hóa đơn theo quy định.

  • Sử dụng sổ sách kế toán trường mầm non hoặc phần mềm kế toán để tăng hiệu quả công việc.

  • Đảm bảo sổ sách luôn được cập nhật, dễ dàng tra cứu khi cần thiết.

Tuân thủ các quy định pháp luật về tài chính

  • Nắm vững và cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật liên quan đến tài chính, thuế, kế toán.

  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

  • Đảm bảo mọi hoạt động tài chính của trường đều hợp pháp và minh bạch.

  • Phối hợp với cơ quan kiểm toán, thanh tra khi có yêu cầu.

3. Công việc của kế toán mầm non làm những gì?

(1) Số dư đầu kỳ kế toán trường mầm non tư thục

công việc của kế toán trường mầm non 6
Ảnh 2. Số dư đầu kỳ kế toán trường mầm non tư thục

(2) Phát sinh số liệu trong kỳ kế toán trường mầm non tư thục

công việc của kế toán trường mầm non 7
Ảnh 3. Phát sinh số liệu trong kỳ kế toán trường mầm non tư thục

(3) Cuối kỳ kế toán trường mầm non tư thục

công việc của kế toán trường mầm non 8
Ảnh 4. Cuối kỳ kế toán trường mầm non tư thục

Nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hàng ngày của kế toán trường mầm non tư thục.

4. Điểm nổi bật công việc của kế toán trường mầm non so với các lĩnh vực khác

Về Nghiệp vụ kế toán mầm non

🔻Nguồn thu đặc thù: Trường mầm non thường có nguồn thu từ học phí, trợ cấp của nhà nước và các khoản đóng góp từ phụ huynh, thay vì doanh thu từ bán hàng hoặc dịch vụ như các doanh nghiệp khác.

🔻Chi phí chuyên biệt: Chi phí bao gồm mua sắm đồ chơi giáo dục, thiết bị giảng dạy, thực phẩm cho trẻ, và các hoạt động ngoại khóa, khác biệt so với chi phí trong các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ khác.

🔻Quản lý tài sản cố định: Tài sản như sân chơi, phòng học, thiết bị giáo dục cần được quản lý và khấu hao theo cách phù hợp với lĩnh vực giáo dục.

🔻Chế độ lương và phúc lợi: Việc tính lương cho giáo viên mầm non có thể bao gồm các khoản phụ cấp đặc biệt, như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, khác với các ngành nghề khác.

🔻Tuân thủ quy định pháp luật: Trường mầm non phải tuân thủ các quy định đặc thù về giáo dục và chăm sóc trẻ em, bao gồm việc báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục, khác với yêu cầu trong các lĩnh vực khác.

Về Sổ sách kế toán trường mầm non

🔻Hệ thống tài khoản đặc thù: Trường mầm non sử dụng một số tài khoản riêng để phản ánh các khoản thu và chi liên quan đến hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ em, như học phí, tiền ăn, phí hoạt động ngoại khóa.

🔻Theo dõi chi tiết các khoản thu từ phụ huynh: Cần có sổ sách chi tiết để theo dõi từng khoản đóng góp của phụ huynh, đảm bảo minh bạch và chính xác trong việc thu học phí, tiền ăn và các khoản phí khác.

🔻Quản lý tài sản cố định đặc biệt: Sổ sách kế toán phải phản ánh đầy đủ việc mua sắm và khấu hao các tài sản cố định như đồ chơi, thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất đặc thù của trường mầm non.

🔻Ghi chép chi phí chăm sóc và giáo dục: Chi phí cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ em như thực phẩm, y tế, giáo trình, hoạt động ngoại khóa được ghi chép và theo dõi riêng biệt.

🔻Báo cáo tài chính theo quy định ngành giáo dục: Trường mầm non phải lập báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục, có thể khác với chuẩn mực báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác.

🔻Sổ sách liên quan đến trợ cấp và hỗ trợ: Nếu nhận được trợ cấp từ nhà nước hoặc các tổ chức khác, cần có sổ sách riêng để theo dõi việc nhận và sử dụng các khoản trợ cấp này.

5. Mức lương kế toán trường mầm non hiện nay

Công việc của kế toán mầm non ngoài công lập

công việc của kế toán trường mầm non 9
Ảnh 5. Mức lương công việc của kế toán trường mầm non tư thục

Công việc của kế toán mầm non công lập

Theo quy định hiện hành, lương của nhân viên trường học được tính theo công thức:

Lương tháng = Hệ số x Mức lương cơ sở

Theo căn cứ Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC, các ngạch công chức chuyên ngành kế toán được áp dụng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bảng 2) ban hành kèm Nghị định số 204/2004/NĐ-CP:

– Kế toán viên cao cấp: Hưởng lương công chức A3, nhóm 2 (A3.2) có hệ số lương từ 5,75 đến 7,55.

– Kế toán viên chính: Hưởng lương công chức A2, nhóm 2 (A2.2) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38.

– Kế toán viên: Hưởng lương công chức A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

– Kế toán viên trung cấp: Hưởng lương công chức A0, có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89.

Với hệ số trên, bảng lương mới của nhân viên kế toán trường học từ 1/7/2024 sẽ cao nhất là 17.667.000 đồng và thấp nhất là 4.914.000 đồng. Bên cạnh đó, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với nhân viên kế toán trường học cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp

HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Ngày sinh*

Thời gian học:

Sáng: 08h30′ – 12h00′ Chiều: 14h00′ – 17h30′ Tối: 19h00′ – 22h30′ ( Từ T2 đến CN ).

Mỗi buổi học 02 giờ, học viên tự chọn trong khoảng thời gian Từ 08h30′ đến 22h30′.

Hy vọng bài viết trên Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp tổng kết lại tầm quan trọng kế toán trong trường mầm non và cung cấp những định hướng hữu ích cho những ai mong muốn theo đuổi công việc của kế toán trường mầm non. Đừng quên Like Fanpage cập nhật ưu đãi hấp dẫn về học phí của các khóa học kế toán.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận