Các nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng cần biết mới nhất

Ngành thiết kế xây dựng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu về kế toán chuyên ngành ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những đặc thù trong nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng.

Hiểu được điều đó, Kế Toán Việt Hưng đã tổng hợp và chia sẻ bài viết này, cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng.

1. Khó khăn thường gặp khi thực hiện nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng

Thực tế cho thấy, không ít kế toán gặp khó khăn khi tiếp cận nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng. Một số vấn đề thường gặp phải:

– Tính chất phức tạp của dự án: Mỗi dự án xây dựng đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kế toán phải am hiểu kỹ thuật, nắm rõ quy định pháp luật liên quan.

– Theo dõi chi phí phát sinh: Việc theo dõi, phân bổ chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị,… trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn.

– Xác định giá vốn, doanh thu: Việc xác định giá vốn, doanh thu trong hạch toán công ty xây dựng đòi hỏi tính chính xác cao, tuân thủ nguyên tắc phù hợp.

– Lập và quản lý chứng từ: Chứng từ trong ngành xây dựng thường phức tạp, đòi hỏi kế toán phải có kinh nghiệm xử lý.

2. Nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng bao gồm những gì?

CÔNG VIỆC ĐẦU NĂM TÀI CHÍNH

(1) Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối từ năm trước:

– Hạch toán: Nợ TK 4212 / Có TK 4211.

(2) Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm:

– Hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 3338.

CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TRONG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG

(1) Công tác tính giá thành trong nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng:

Căn cứ hợp đồng dịch vụ thuê bản vẽ của các Chủ đầu tư đặt như công trình nhà dân dụng, công nghiệp, xưởng sản xuất,… với doanh nghiệp:

– Xác định giá trị hợp đồng ký kết.

– Xác nhận doanh thu khi bàn giao sản phẩm dịch vụ theo thỏa thuận.

– Hạch toán xuất hóa đơn: Nợ TK 131 / Có TK 511, 33311.

Tính giá thành:

– Giá thành sản phẩm (yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế) là các bản vẽ thiết kế từ nhân công, chi phí sản xuất chung, bút, thước, giấy, ghim, kẹp,…

– Quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lượng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

  • Lương = 70%
  • Sản xuất chung = 20%
  • Lợi nhuận định mức thiết kế = 15%

VÍ DỤ:

+ Doanh thu = 70.000.000

+ Lợi nhận mục tiêu=70.000.000 x 15% = 10.500.000

+ Chi phí cần phân bổ tính giá thành = 70.000.000 – 70.000.000 x 15% = 59.500.000

+ Lợi nhận mục tiêu = 70.000.000 x 15% = 10.500.000 (Sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý Doanh nghiệp: Khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: Điện, internet,…).

(2) Tập hợp chi phí để tính giá thành (TK 154):

– TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

– TK 627: Chi phí sản xuất chung.

(3) Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn):

Giá thành SP Hoàn Thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CPSX SP – CPSX DD cuối kỳ

Nhân công: Lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày kế toán theo dõi chấm công, nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế bản vẽ đầy đủ nhất.

 => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp.

– Chi phí: Nợ TK 622,627 | Có TK 334

– Chi trả: Nợ TK 334 | Có TK 111, 112

(4) Yêu cầu thủ tục để chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính Thuế TNDN

– Hợp đồng lao động + CMTND (Thẻ căn cước) Photocopy kẹp vào.

– Bảng chấm công hàng tháng.

– Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó.

– Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu DN thanh toán bằng tiền gửi

– Đăng ký Mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết toán Thuế TNCN.

– Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương hoặc Bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, Chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ (Nếu có)… => Đóng gói.

→ Tất cả có ký tá đầy đủ.

→ Thiếu 1 trong các nội dụng trên, CQT sẽ loại trừ ra vì cho rằng công ty đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán Thuế TNDN.

TẠM ỨNG VÀ HOÀN ỨNG

(1) Về tạm ứng:

– Kế toán Lập dự toán chi (BGH ký duyệt), giấy đề nghị, Phiếu chi.

– Hạch toán tạm ứng: Nợ TK 141 / Có TK 111, 112.

(2) Về hoàn ứng:

– Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) => Thu hóa đơn (Nếu ứng tiền mua hàng, tiền phòng, công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

– Hạch toán hoàn ứng: Nợ TK 111, 112 / Có TK 141.

HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO

(1) Hóa đơn < 20 triệu đồng (tiền mặt):

– Sắp xếp kẹp file: Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Biên bản giao hàng (hoặc Phiếu xuất kho Bên bán), Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng (bản photo), thanh lý hợp đồng (bản photo nếu có).

(2) Hóa đơn > 20 triệu đồng (chuyển khoản):

– Sắp xếp kẹp file: Phiếu kế toán, Phiếu nhập kho (hoặc Biên bản giao hàng hoặc Phiếu xuất kho Bên bán), Giấy đề nghị chuyển khoản, hợp đồng (bản photo), thanh lý hợp đồng (bản photo nếu có).

– Sắp xếp kẹp thêm file khi chuyển tiền: Giấy báo nợ (khi chuyển tiền trả khách hàng) + ủy nhiệm chi (khi chuyển khoản đi)

(3) Hạch toán dịch vụ:

Nợ TK 627, 1331 | Có TK 111, 112, 331.

(4) Hạch toán công cụ dụng cụ (CCDC):

– Nợ TK 153, 1331 | Có TK 111, 112, 331.

– Đưa vào sử dụng: Nợ TK 242 | Có TK 153.

– Phân bổ: Nợ TK 627 | Có TK 242.

→ Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ:

(5) Kết chuyển chi phí dở dang:

Nợ TK 154 | Có TK 622, 627.

(7) Kết thúc bàn giao bản vẽ xuất hóa đơn + Biên bản bàn giao bản vẽ

– Xuất hóa đơn hoạch toán doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131 | Có 511, 33311

– Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:

Nợ TK 632 | Có TK 154

HÓA ĐƠN ĐẦU RA

(1) Hóa đơn < 20 triệu đồng (tiền mặt):

– Sắp xếp kẹp file: 

  • Phiếu thu 

  • Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) bản photo

  • Biên bản xác nhận khối lượng photocopy (Xây dựng)

  • Bảng quyết toán khối lượng (Nếu có + bản photo) kèm theo hợp đồng (bản photo) và thanh lý (Nếu có + bản photo)

(2) Hóa đơn > 20 triệu đồng (chuyển khoản):

– Sắp xếp kẹp file:

  • Phiếu kế toán (Hoặc Phiếu hạch toán) 

  • Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) photocopy

  • Biên bản xác nhận khối lượng photocopy

  • Bảng quyết toán khối lượng (Nếu có + bản photo) kèm theo hợp đồng (bản photo) và thanh lý (Nếu có + bản photo)

  • Sắp xếp kẹp thêm file khi chuyển tiền: Giấy báo nợ (khi chuyển tiền trả khách hàng) + ủy nhiệm chi (khi chuyển khoản đi)

CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

(1) Chi phí tiếp khách:

– Hóa đơn ăn uống + bill hoặc bảng kê.

(2) Chi phí quản lý:

– Lương nhân viên quản lý, kế tóan,… ; chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng như bàn ghế, máy tính,…

– Nợ TK 642, 1331 | Có TK 111, 112, 331, 242, 214.

(3) Tính lãi lỗ của Doanh nghiệp:

Nợ TK 642, 1331 | Có TK 111, 112, 331, 242, 214,…

CHỨNG TỪ NGÂN HÀNG

(1) Lãi ngân hàng:

– Nợ TK 112 | Có TK 515.

(2) Phí ngân hàng:

   – Nợ TK 6425 | Có TK 112.

THEO DÕI & PHÂN BỔ CCDC – TSCĐ

Bảng theo dõi phân bổ và phân bổ cuối tháng:

Nợ TK 627, 642 | Có TK 242, 214.

XÁC ĐỊNH LÃI LỖ DOANH NGHIỆP

BƯỚC 1: Xác định doanh thu trong tháng:

Nợ TK 511, 515, 711 | Có TK 911.

BƯỚC 2: Xác định chi phí trong tháng:

Nợ TK 911 | Có TK 632, 641, 642, 635, 811.

BƯỚC 3: Xác định lãi lỗ tháng:

Lãi: Nợ TK 911 | Có TK 4212.

Lỗ: Nợ TK 4212 | Có TK 911.

Cuối quý, năm xác định chi phí thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 8211 | Có TK 3334.

Kết chuyển thuế TNDN: Nợ TK 911 | Có TK 8211.

Nộp thuế TNDN: Nợ TK 3334 | Có TK 111, 112.

3. Khóa học kế toán thiết kế xây dựng tại Kế Toán Việt Hưng – Bước đệm vững chắc cho tương lai

Tham gia khóa học kế toán thiết kế xây dựng tại Kế Toán Việt Hưng, bạn sẽ được:

✅ Trang bị kiến thức bài bản: Từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với mọi đối tượng học viên.

✅ Thực hành thực tế: Áp dụng kiến thức đã học vào xử lý tình huống thực tế tại doanh nghiệp.

✅ Cấp chứng chỉ uy tín: Được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học.

✅ Hỗ trợ sau khóa học: Được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn nghiệp vụ sau khi kết thúc khóa học.

Nghiệp vụ kế toán thiết kế xây dựng tuy có nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội phát triển. Hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin nắm bắt thành công!

Hãy truy cập và theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật những ưu đãi mới nhất dành cho các khóa học kế toán tổng hợp, thuế và các gói dịch vụ kế toán đa lĩnh vực. Cùng Kế Toán Việt Hưng, bạn sẽ có cơ hội trở thành chuyên gia kế toán thực thụ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công trong sự nghiệp kế toán!

0 0 Bình chọn
Bình chọn