Theo Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC, trong trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn – cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Quy định về hóa đơn mua vào
(1) Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên
Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể:
+ Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần:
Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.
Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
+ Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày:
Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị với tổng tiền mua từ 20 triệu đồng trở lên nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng.
Do đó khi thanh toán bằng tiền mặt, cần phải rà soát hóa đơn của một đơn vị trong một ngày, tránh trường hợp tổng số tiền mua bán từ 20 triệu đồng trở lên.
+ Chuyển tiền qua ngân hàng:
Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
+ Thời điểm thanh toán:
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.
(2) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định
Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
(3) Hóa đơn đã kê khai năm trước nhưng năm sau mới hạch toán
Đối với hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.
(4) Hóa đơn đối với dự án
Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó.
Do đó, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
(5) Bỏ sót hoá đơn chưa kê khai
Thời hạn hoá ơn mua vào: “Đối với các hóa đơn đầu vào: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.” (Theo Công văn 414/TCT-KK)
2. Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào Phụ lục số 01-2/GTGT
[01] Kỳ tính thuế: tháng….. năm …. hoặc quý….năm….[02] Tên người nộp thuế:………………………………………………………………………………
[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………………………………
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT (**): ……………… Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ (***): ……………… Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
Ghi chú: (*) Tổng hợp theo từng dự án đầu tư thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT. (**) Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 6 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2. (***) Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ là tổng cộng số liệu tại cột 7 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2. – GTGT: giá trị gia tăng. – SXKD: sản xuất kinh doanh. – HHDV: hàng hóa dịch vụ. |
> TẢI VỀ | Mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào
3. Cách viết bảng kê hóa đơn đầu vào
NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.
Mục 1: “Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế”
Trường hợp những hoá đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo TT219/2013/TT-BTC thì không phải ghi kê khai vào mục này. Còn trường hợp DN kinh doanh bán hàng chịu thuế GTGT (khi bán có xuất hoá đơn GTGT chịu thuế 0%-5%-10%) thì toàn bộ hoá đơn mua vào xác nhận hợp pháp thì ghi vào mục này.
Cột (1): Ghi thứ tự hóa đơn.
Các cột (2,3,4,5,6,7): Ghi theo nội dung tương ứng của từng hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.
Cột (8): Doanh số chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số chưa có thuế.
Cột (9): Thuế suất ghi theo thuế suất GTGT trên Hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc theo thuế suất quy định đối với HHDV đó trong trường hợp hóa đơn đặc thù.
Cột (10): Thuế GTGT số thuế GTGT theo hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc số thuế GTGT tính được đối với hóa đơn đặc thù (10= 8 x9)
Cột (11): Ghi chú hoặc thời hạn thanh toán chậm trả: dùng để ghi chú hoặc ghi các thời hạn của các hóa đơn thanh toán chậm trả.
VD1: Ngày 22/9/20xx Công ty Kế toán Việt Hưng có mua 01 xe ô tô 4 chỗ sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo với giá chưa thuế GTGT là 1,9 tỷ đồng. Thuế GTGT 10% là 190 triệu đồng (đã có chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng).
Kê khai: Vì Ô tô trên Cty không sử dụng cho vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn nên Cty chỉ được khấu trừ 1,7 tỷ.
– Mục 1: Ghi “Giá trị hàng hoá: 1,7 tỷ – Thuế GTGT: 170 triệu”.
– Phần giá trị còn lại: Không được kê khai vào lục lục này vì không được khấu trừ.
– Chuyển sang nhập số tiền thuế vào chỉ tiêu 23,24,25 trên Tờ khai 01/GTGT cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu 23: 1.900.000.000
- Chỉ tiêu 24: 190.000.000
- Chỉ tiêu 25: 170.000.000
=> Ở đây trường hợp Cty SXKD hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế (tức khi bán xuất hoá đơn GTGT phần thuế suất gạch bỏ) thì toàn bộ hoá đơn mua vào cho cho SXKD mặt hàng không chịu thuế sẽ không được khấu trừ. Không được kế khai vào mục này mà chỉ nhập số tiền (nếu có) vào Chỉ tiêu 23,24 trên Tờ khai.
Mục 2: “Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế”
Trường hợp DN sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT thì những hoá đơn mua vào phục vụ cho SXKD mặt hàng chịu thuế kê khai vào mục 1 phía trên. Còn những hoá đơn mua mà phục vụ cho SXKD mặt hàng không chịu thuế thì không được kê khai trên phụ lục. Mà nhập số tiền (nếu có) vào chỉ tiêu 23,24 bên Tờ khai. Những hoá đơn mua vào mà phục vụ chung cho cả 02 hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì kê khai vào mục 2 này (Kê khai xong phải chuyển sang Tờ khai vì phải tính riêng được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ để nhập sang chỉ tiêu 23, 24, 25 của Tờ khai như VD mục 1)
VD2:
– Các hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ.
– Các hóa đơn GTGT mua hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt.
– Các hóa đơn mua tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh, tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dung, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bênh viện, trường học, tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn.
– Phần chênh lệch của giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với hóa đơn mua tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
– NNT ghi theo từng hóa đơn chứng từ vào các cột 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1,2 và 3 nêu trên. Riêng đối với hóa đơn mua ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số liệu kê vào cột 8 và cột 10 chỉ kê phần gia trị chênh lệch không được khấu trừ, ở cột 11 ghi rõ là “phần giá trị vượt mức quy định không được khấu trừ”.
NHẬP CÁC CHỈ TIÊU:
Cột (1): Ghi thứ tự hóa đơn.
Cột (2): Ghi số hoá đơn
Cột (3): Ghi ngày tháng năm trên hoá đơn (Phải nhỏ hơn hoặc bằng ngày cuối cùng của kỳ tính thuế)
Cột (4): Ghi tên công ty bán hàng
Cột (5): Ghi mã số thuế công ty bán hàng
Cột (6): Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh thu mua chưa có thuế GTGT). Trường hợp hoá đơn mua vào là loại hoá đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao gồm thuế GTGT thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế GTGT theo công thức:
Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá bán ghi trên hoá đơn / 1 + thuế suất |
Cột (7): Thuế GTGT ghi số GTGT theo hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc số thuế GTGT tính được đối với hoá đơn đặc thù
Kê khai âm vào bảng kê này khi gặp trường hợp các hoá ơn chiết khấu thương mại của kỳ trước, các hoá đơn đều chỉnh giảm do viết sai
VD nhập liệu:
Cột (6): Đặt dấu trừ (-) trước số tiền: -20.000.000
Cột (7): Đặt dấu trừ (-) trước số tiền: -2.000.000
Cột (8): Ghi chú “Điều chỉnh giảm giá trụ hàng hoá & tiền thuế GTGT của hoá đơn số… ngày, tháng, năm… đã kê khai tháng…
Khi kê khai âm vào Phụ lục này thì trường hợp làm trên hệ thống phần mềm rất có thể báo lỗi, hãy ấn GHI & kết xuất bình thường.
Mục 3: “Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”
Có thể không kê khai vào mục này vì sẽ có 1 tờ khai riêng là “Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư” theo Mẫu 02/GTGT tại TT số 156/2013/TT-BTC
Trên đây là Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào theo Phụ lục số 01-2/GTGT | Tham gia ngay khoá học kế toán thuế xây dựng nền móng nghiệp vụ vững chắc lâu dài nhào nặn từ những kinh nghiệm lăn xả lâu năm của các bậc thầy nhà nghề dạy riêng 1 mình bạn KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ – không giới hạn số buổi dạy hỗ trợ trọn đời.
e mới phát hiện hóa đơn của tháng 6 bị sai mà hóa đơn đã được cấp mã của cơ quan thuế. Anh chị có thể hướng dẫn em cách xử lý được ko
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: Điều 19 ND123 có hướng dẫn đầy đủ cách xử lý hóa đơn sai sót b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau: b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”. b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay… Xem thêm »