Kế toán doanh thu chi phí và xác định KQKD (phần 2) – Chi phí là khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới dạng luồng chi hoặc giảm giá trị tài sản, hoặc phát sinh nợ dẫn tới giảm vốn chủ sở hữu (không phải các khoản giảm do phân chia cho các chủ sở hữu), cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1. Kế toán các khoản chi phí
1.1 Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ; các chi phí liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư.
1.2 Chứng từ sử dụng
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
– Bảng tổng hợp xuất, nhập tồn
– Bảng phân bổ giá
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
– Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
1.3 Phương pháp tính giá vốn hàng bán
Có 4 phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho để tính vào giá vốn háng bán trong kỳ:
– Phương pháp LIFO: (nhập sau- xuất trước) phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là doanh thu doanh nghiệp sẽ giảm trong điều kiện lạm phát và lượng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy phương pháp này thích hợp trong điều kiện giá cả tăng, làm giảm thuế thu nhập phải nộp.
– Phương pháp FIFO: (nhập trước- xuất trước) phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thu nhanh.
– Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: đơn giá được tính theo trị giá trung bình của từng loại sản phẩm do tồn đầu lỳ và nhập kho trong kỳ.
– Phương pháp thực tế đích danh: thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Ưu điểm phương pháp này là độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời tuy nhiện lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm. Phương pháp này phù hợp với với những thành phẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng (kế toán doanh thu chi phí).
Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
1.4 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
– Tài khoản sử dụng: TK 632 ” Giá vốn hàng bán “
– Tài khoản 632 được áp dụng cho cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.
– Nội dung kết cấu TK 632:
TK 632 | |
BÊN NỢ – Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. – Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung vượt trên mức công suất tính vào giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ. – Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. – Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước | BÊN CÓ – Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. – Giá vốn hàng bán bị trả lại. – Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
|
Không có số dư cuối kỳ |
1.5 Trình tự hạch toán
Diễn giải:
(1): Sản phẩm gửi bán xác định tiêu thụ
(2): Chi phí sản xuất chung không phân bổ
(3): Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(4): Xuất kho gửi bán
(5): Trị giá vốn sản phẩm xuất bán
(6): Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán
(7): Nhập lại kho hàng bán bị trả lại
(8): Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(9): Cuối kỳ kết chuyển hàng bán (kế toán doanh thu chi phí)
2. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Khi nói đến chi phí kinh doanh thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Chi phí này được xem là chi phí thời kỳ, làm giảm trực tiếp lợi nhuận trong kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
2.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm các chi phí: Chi phí hoa hồng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa…
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng…
2.2 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường. Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo nợ, báo có Bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ khác có liên quan
2.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
+ Tài khoản 641 ” Chi phí bán hàng “
TK 641 | |
BÊN NỢ – Các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp | BÊN CÓ – Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng hóa dịch vụ phát sinh trong kỳ hạch toán. – Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 ” Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
|
Không có số dư cuối kỳ |
TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 như sau:
- TK 6411 : Chi phí nhân viên bán hàng
- TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì
- TK 6413 : Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6415 : Chi phí bảo hành
- TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418 : Chi phí khác bằng tiền
+ Tài khoản 642 ” Chi phí quản lý doanh nghiệp” : Dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán.
TK 642 | |
BÊN NỢ – Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ, dự phòng trợ cấp mất việc. | BÊN CÓ – Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán. – Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 ” Xác định kết quả kinh doanh |
Không có số dư cuối kỳ |
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
- TK 6421 : Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422 : Chi phí nguyên vật liệu quản lý
- TK 6423 : Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424 : Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425 : Thuế, phí và lệ phí
- TK 6426 : Chi phí dự phòng
- TK 6427 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428 : Chi phí khác bằng tiền (kế toán doanh thu chi phí)
2.4 Trình tự hạch toán
– Chi phí phát sinh trong kỳ sẽ tính hết vào chi phí trong kỳ, kế toán ghi ngay một lần vào chị phí của đối tượng chịu chi phí trong kỳ.
– Chi phí phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính vào nhiều kỳ chi phí sau, kế toán ghi toàn bộ chi phí vào tài khoản chi phí trả trước rồi phân bổ vào kỳ sau.
– Chi phí chưa phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính trước vào chi phí thời kỳ này, kế toán ghi nhận trước vào đối tượng chịu chi phí theo dự toán từng kỳ hình thành khoản phải trả, khoản dự phòng. Khi thực tế phát sinh sẽ dùng khoản này để chi theo nguyên tắc thận trọng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp doanh thu từng kỳ.
Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Diễn giải:
(1): Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân viên bán hàng và cán bộ quản lý doanh nghiệp
(2): Giá trị xuất dùng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
(3): Vật tư hàng hóa mua, đưa ngay vào sử dụng
(4): Thuế GTGT đầu vào
(5): Lập các khoản dự phòng giảm thu khó đòi
(6): Chi phí khấu hao TSCĐ
(7): Các khoản thu giảm phí
(8): Trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
(9): Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm thu khó đòi
(10): Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để tính kết quả kinh doanh kỳ này.
3. Kế toán doanh thu chi phí hoạt động tài chính
3.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng
+ phiếu tính lãi đi gửi
+ Phiếu thu
+ Giấy báo có ngân hàng (kế toán doanh thu chi phí)
Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
– Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa dịch vụ, lãi cho thuê tài chính…
– Thu nhập từ cho thuê tài sản: cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…)
– Cổ tức, lợi nhuận được chia thu nhập từ đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạ.
– Thu nhập chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng.
– Thu nhập từ hoạt động khác
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 ” Doanh thu hoạt động tài chính” : Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia khoản lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản đó thực tế đã thu hay sẽ thu trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán kế toán doanh thu chi phí HĐTC
Diễn giải:
(1): Thu lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ phiếu
(2): Bán ngoại tệ (tỷ giá ghi sổ)
(3): Lãi bán ngoại tệ
(4): Chiết khấu thanh toán được hưởng
(5): Lợi nhuận được chia đầu tư vào công ty liên kết, công ty con
(6): Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
Chi phí hoạt động tài chính 3.2.1. Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài khoản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền (kế toán doanh thu chi phí).
3.2 Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài khoản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền.
Chứng từ sử dụng: Phiếu tính lãi đi vay/ Phiếu chi /Giấy báo nợ ngân hàng
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 635 ” Chi phí hoạt động tài chính”: Tài khoản này dùng phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Nội dung hạch toán
– Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi phát sinh các chi phí như bán cổ phiếu bị lỗ, chia lãi cho các bên đầu tư, phát sinh các chi phí khi đi liên doanh.
– Khi thu hồi thanh lý các khoản đầu tư như đầu tư các công ty con, công ty liên kết – Các khoản chênh lệch khi mua bán ngoại tệ, các khoản giảm giá cho khách hàng trong mua bán hàng hóa.
Trình tự hạch toán
Diễn giải:
(1): Các khoản lỗ về đầu tư chứng khoán
(2): Khoản lỗ về đầu tư công ty con, công ty liên kết
(3): Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng được hưởng
(4): Lãi tiền vay
(5): Cuối kỳ kết chuyển chi phí
4. Kế toán thu nhập và chi phí khác
4.1 Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên.
Chứng từ sử dụng: Giấy báo có/ Phiếu thu
Nội dung của thu nhập khác
– Nội dung của thu nhập khác được quy định tại chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Thu tiền từ các khoản do khách hàng vi phạm hợp đồng
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra (kế toán doanh thu chi phí).
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 ” Thu nhập khác” : loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập kahcs hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, loại tài khoản này chỉ phản ánh bên có, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Diễn giải:
(1): Thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
(2): Thuế GTGT đầu ra
(3): Phân bổ doanh thu chưa thực hiện
(4): Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
(5): Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ thu nhập khác
4.2 Kế toán doanh thu chi phí khác
Chi phí là những khoản lỗ do các dự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bỏ sót những năm trước.
Chứng từ sử dụng: Phiếu chi/ Giấy báo nợ Ngân hàng/ Hóa đơn giá trị gia tăng/ Hợp đồng kinh tế…
Nội dung chi phí khác: Chi phí khác phát sinh bao gồm:
– Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có).
– Tiền phát do vi phạm hợp đồng kinh tế
– Bị phạt thuế, truy nộp thuế
– Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi ghi sổ kế toán
– Các khoản chi phí khác (kế toán doanh thu chi phí)
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 ” Chi phí khác”: loại tài khoản chi phí khác phản ánh các loại chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Loại tài khoản này luôn phản ánh số phát sinh ghi bên nợ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Diễn giải:
(1): Chi phí hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
(2): Hao mòn tài sản cố định
(3): Tài sản cố định nhượng bán, thanh lý
(4): Thuế bổ sung do truy thu
(5): Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí khá
5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
5.1 Chứng từ sử dụng
+ Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
+ Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả hoạt động khác
+ Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng.
+ Các chứng từ tự lập khác.
+ Phiếu kết chuyển (kế toán doanh thu chi phí)
5.2 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 421 “ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”
TK 642 | |
BÊN NỢ – Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; – Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; – Kết chuyển lãi. | BÊN CÓ – Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; – Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; – Kết chuyển lỗ. |
Không có số dư cuối kỳ Không có tài khoản cấp 2 |
a. Phương pháp hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh
– Kết chuyển các khoản doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ bên ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu hoạt động hoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 : Doanh thu nội bộ
Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 : Doanh thu khác
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
– Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 811 : Chi phí khác (kế toán doanh thu chi phí)
+ Nếu tổng doanh thu – tổng chi phí > 0.
– Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 : Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
– Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, số lãi sau thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 : Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
+ Nếu tổng doanh thu – tổng chi phí < 0: Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
b. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh
Diễn giải:
(1): Kết chuyển giá vốn sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ
(2): Kết chuyển chi phí hoạt động trong kỳ
(3): Kết chuyển chi phí khác
(4): Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
(5): Kết chuyển lãi
(6): Kết chuyển doanh thu hoạt động trong kỳ
(7): Kết chuyển thu nhập khác
(8): Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (9): Kết chuyển lỗ
Trên đây là những chia sẻ của Kế toán Việt Hưng về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh nối tiếp phần 1. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến Khoá học Kế toán Online liên hệ ngay cho chúng tôi.