Khách hàng không lấy hóa đơn điện tử | Công văn số 83540/CT-TTHT ngày 15 tháng 9 năm 2020 trả lời của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không lấy hóa đơn thì việc gộp nhiều khách hàng trên hóa đơn điện tử có được không? Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu cụ thể qua các điểm sau.
1. Hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định:
+ Tại khoản 1, khoản 3 Điều 35 quy định về hiệu lực thi hành:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
- Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.”
2. Về xử lý chuyển tiếp
– Căn cứ Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
+ Tại khoản 1, 2 Điều 26 quy định về hiệu lực thi hành
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
- Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
- a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
…”
+ Tại khoản 1, 2 Điều 27 quy định về xử lý chuyển tiếp:
“1. Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 36 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
- Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.”
3. Về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định:
+ Tại khoản 2, Điều 16 hướng dẫn về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
…”
+ Tại Điều 18 hướng dẫn về bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
- Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghì là “bán lẻ không giao hóa đơn”.”
– Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 như sau:
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
…
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
…”
Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018. Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 12/9/2019 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2019.
Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trường hợp cơ quan thuế chưa thông báo Công ty chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC thì Công ty vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
Trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì đối với trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra – kiểm tra số 9 – Cục Thuế TP Hà Nội để được hỗ trợ giải quyết.
XEM THÊM:
Trên đây là Cách xử lý khách hàng không lấy hóa đơn điện tử theo quy định hướng dẫn chi tiết tại Công văn số 83540/CT-TTHT ngày 15 tháng 9 năm 2020 trả lời của Cục Thuế TP. Hà Nội | Tham gia ngay khoá học kế toán online đặc bệt với giáo viên riêng lên tay cân mọi tình huống nghiệp vụ đầy kinh nghiệm ngỡ 3 năm công tác KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ!
Khách ăn uống tại nhà hàng k lấy hóa đơn khi kế toán xuất hoá đơn có cần ghi đầy đủ thông tin họ tên địa chỉ ko ah hay chỉ ghi khách hàng ko lấy hoá đơn ah
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Tuy không bắt buộc nhưng nếu bạn xin được đầy đủ họ tên và địa chỉ thì vẫn là tốt nhất nha. Không có thì mới ghi khách lẻ không lấy hóa đơn.
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223