Hướng dẫn kế toán hạch toán khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định bị hao mòn cả về giá trị và hiện vật trong quá trình sử dụng lâu dài. Vậy, phần hao mòn tài sản cố định được kế toán hạch toán khấu hao TSCĐ như thế nào?

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn về giá trị và hiện vật. Phần giá trị hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh được chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra. Hoặc vào chi phí kinh doanh dưới hình thức trích khấu hao.

Hao mòn tài sản có 2 dạng:

  • Hao mòn hữu hình : là sự hao mòn về mặt vật chất do quá trình sử dụng, bảo quản, chất lượng lắp đặt tác động của yếu tố tự nhiên.
  • Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về mặt giá trị do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho những tài sản trước đó bị mất giá một cách vô hình.

Tính khấu hao TSCĐ

Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.

Có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ theo đường thẳng:

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vân tải, dụng cụ quản lý, súc vật , vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Trong đó: 

  • NG là giá nguyên của tài sản cố định
  • Tsd là thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định

Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ theo khối lượng sản phẩm

  • Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế cấu TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
  • Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

MK = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng  x  Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó, mức tính khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm (Mkbq) được tính bằng công thức:

Mkbq = NG/Sản lượng theo công suất thiết kế

Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng)
  • Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây :

MK = Gd x TKH

Trong đó :

  • MK : Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
  • Gd : Giá trị còn lại của TSCĐ
  • TKH : Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng công thứcTKH = TK * HS

Trong đó :

  • TK : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
  • HS : Hệ số điều chỉnh.

Cách hạch toán khấu hao TSCĐ

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Kế toán viên sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng – giảm  TSCĐ.

Tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ định kỳ:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 1214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

Nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác

  • Trường hợp nộp khấu hao, sau đó hoàn trả lại. Khi nộp khấu hao, ghi:

Nợ TK 136 (1368) – Phải thu nội bộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Khi nhận lại số vốn khấu hao được cấp trên hoàn trả, ghi bút toán ngược lại

  • Trường hợp nộp khấu hao, không được hoàn trả lại số khấu hao đã nộp, ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 111, 112,338 (3388)

Cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Nợ TK 288 – Đầu tư dài hạn khác

Có TK 111,112

  • Khi tính hao mòn TSCĐ  dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động công ích khác trong doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm, ghi:

Nợ TK 4313, 466

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước

  • Trường hợp đánh giá nguyên giá của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TS ( phần giá trị còn lại tăng)

  • Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ , ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại ( phần giá trị giảm)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn TSCĐ  giảm)

Có TK 211

  • Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại ( phần giá trị giảm)

Có TK 214

  • Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn TSCĐ  giảm)

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại ( phần giá trị giảm

Có TK 214

Bài viết chia sẻ trên đã tổng quát toàn bộ thông tin về hạch toán khấu hao TSCĐ. Kế toán viên căn cứ vào phương pháp tính, thời gian trích khấu hao để hạch toán cho đúng. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận