Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương của người lao động như thế nào là thắc mắc của rất nhiều kế toán viên. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. -Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển chứng khoán: + Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân
– Kỳ tính thuế theo năm: Áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
+ Nếu trong năm dương lịch: cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên.
=> Kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
+ Nếu trong năm dương lịch: cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
=> Kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ về tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú.
Ông A là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 10/3/2016.
Trong năm 2016, tính đến ngày 31/12/2016, ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày.
Trong năm 2017, tính đến 10/03/2017 ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng 70 ngày.
=> Kỳ tính thuế đầu tiên của ông A được xác định từ ngày 10/3/2016 đến hết ngày 10/03/2017. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017.
– Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.
Áp dụng đối với:
+ Thu nhập từ đầu tư vốn.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản.
+ Thu nhập từ trúng thưởng.
+ Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
+ Thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2019
Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
Thuế suất thuế TNCN của lao động có hợp đồng dài hạn mà thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
– Khi tính tiền thù lao, thuê dịch vụ… chi trả cho cá nhân ngòai doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán)
Có TK 3388
– Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài. . . ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, 3388 (Tổng số phải thanh toán)
Có TK 3335 – Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ
Có các TK 111, 112 – Số tiền thực trả.
Thuế suất của những khỏan thu nhập cá nhân này được áp dụng phù hợp với từng loại thu nhập cá nhân, ví dụ :
– Thuế suất của hợp đồng ngắn hạn là 10%, trừ trường hợp có quy định khác
– Thuế suất của chi trả lãi vay là : 5%
– Thuế suất của hợp đồng thuê khoán là : 10%…
Ví dụ minh họa
Quý 4/ 2015 Công ty A có phát sinh số thuế TNCN phải nộp là 15.543.000 đồng, tổng số lao động 10 người, trong đó có 3 trường hợp có thu nhập phảo nộp thuế TNCN là:
- Ông E số thuế khấu trừ tạm nộp 5.000.000đ,
- Ông C số thuếkhấu trừ tạm nộp: 7.543.000đ,
- Bà D số thuế khấu trừ tạm nộp là 3.000.000đ,
Số thuế này đã được khấu trừ vào lương hàng tháng của nhân viên, DN đã nộp cho Nhà nước đúng thời hạn
Cuối năm sau khi quyết toán,các cá nhân này đểu uỷ quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN thay. Tổng số thuế TNCN của công ty phải nộp là 16.500.000đ, trong đó có 2 trường hợp phải nộp thuế:
- Ông E số thuế phải nộp cả năm quyết toán là 6.850.000đ,
- Ông C số thuế phải nộp cả năm là 9.650.000đ
Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương cập nhật năm 2019. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!