Hạch toán thuê tài chính theo TT 200

Thuê tài chính là hoạt động được nhiều doanh nghiệp thực hiện.Vậy hoạch toán nghiệp vụ thuê tài chính như thế nào? Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ phương pháp hạch toán thuê tài chính theo TT 200. 

hach-toan-thue-tai-chinh

Theo điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC: 

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể hoặc không chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính của bên đi thuê

  • Bên đi thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài sản với cùng giá trị là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
  • Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản của bên đi thuê được tính vào giá trị tài sản thuê.
  • Khoản thanh toán tiền thuê phải được chia thành nợ gốc phải trả từng kỳ và chi phí tài chính.
  • Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Hạch toán kế toán thuê tài chính

hạch toán vay và nợ thuê tài chính

Thông tư 200/2014/TT-BTC  hướng dẫn hạch toán thuê tài chính đối với bên đi thuê như sau:

Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê, ghi:

Nợ Tk TK 242 – Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112,…

Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112,…

Khi nhận TSCĐ thuê tài chính. Kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính(3412)

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước, hoặc

Có các TK 111, 112,…

Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

+ Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)

Có các TK 111, 112,…

+ Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:

  • Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

  • Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112,…

Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2142)

Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính)

Có các TK 111, 112,… (số tiền phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.

Nghiệp vụ hạch toán thuê tài chính theo thông tư 200. Các bạn kế toán viên cần cập nhật nắm bắt theo chế độ Thông tư mới ban hành để hạch toán chính xác tài khoản này. Chúc các bạn thành công. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *