Mua mới tài sản cố định | Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ thường căn cứ nhiều yếu tố như bộ hồ sơ tài sản, kế hoạch mua sắm tài sản, quyết định ban giám đốc,… Vậy nghiệp vụ mua mới tài sản cố định được thực hiện trên phần mềm MISA theo các bước ra sao cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Các hoạt động khi phát sinh nghiệp vụ mua mới tài sản cố định
Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản
- Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan
- Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định
Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng
- Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt
- Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp
Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt
- Khai báo TSCĐ gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác
Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản
Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định
Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng
2. Cách hạch toán mua mới tài sản cố định Misa
– TSCĐ có giá từ 30 triệu trở lên
– Thời gian khấu hao áp dụng Phụ lục 1 Thông tư 45
Bước 1: Mua hàng/ Mua hàng không qua kho/ Chọn thông tin Nhà cung cấp và ngày tháng
=> Cũng tương tự như CCDC mỗi 1 TSCĐ thì phải khai 1 mã hoàn toàn riêng biệt
Cách tạo mã như sau:
Tính chất: Dịch vụ
TK chi phí: 2113 – nếu TSCĐ là phương tiện vận tải
TK chi phí: 2112: Nếu TSCĐ là máy móc
Thực hiện bước 1 với định khoản
Nợ TK 211
Nợ TK 133
Có TK 331
Chọn đủ thông tin ô khoanh
Bước 2: Vào nghiệp vụ/ TSCĐ / chọn ghi tăng, riêng TSCĐ không có phân hệ ghi tăng hàng loạt
Cần khai báo 4 mục 1.2.3.4
Cụ thể mục 1: TT chung khai báo lại mã, tên, chọn dấu mũi tên đi xuống để chọn loại
- Nếu là Xe thì chọn là phương tiện vận tải
- Nếu là các TS khác chọn là máy móc thiết bị
(1) Mua mới tài sản cố định vào mục “Thông tin khấu hao”
TK nguyên giá phần mềm tự nhảy ra do mình chọn loại bên mục 1
Thời gian sử dụng chọn năm sang tháng
Thời gian bên cạnh áp dụng thời gian trong phụ lục 1 thông tư 45
(2) Mua mới tài sản cố định vào mục “Thiết lập phân bổ”
– Nếu TSCĐ dùng cho sản xuất thì TK chi phí là 6274
(3) Mua mới tài sản cố định vào mục “Nguồn gốc hình thành” bấm ô chọn “Chứng từ” tức lôi cái chứng từ bên mua hàng không qua kho vào đây
Sau đó:
Rồi bấm chữ ghi tăng -> XONG
XEM THÊM:
Phương pháp hạch toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ
Bộ chứng từ kế toán mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản cố định
Mong rằng qua các bước thao tác trên bạn sẽ dễ dàng áp dụng thực tế thực hiện với việc mua mới tài sản cố định trong MISA 2019, mọi thắc mắc về khoá học kế toán Online liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.