Kế toán thành phẩm – Nhiệm vụ hach toán đầy đủ, kịp thời số lượng thành phẩm theo từng loại thành phẩm, giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho theo từng kho, theo từng lần nhập, xuất kho, kiểm kê thành phẩm định kì để tìm ra sự thiếu hụt để có biện pháp xử lí kịp thời. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ cách hach toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Tài khoản sử dụng: TK 155 – Thành phẩm
Tài khoản này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:
Bên Nợ:
– Trị giá của thành phẩm nhập kho;
– Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;
– Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
– Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
– Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;
– Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). o Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Ngoài TK 155 “Thành phẩm”, kế toán cần sử dụng các tài khoản có liên quan khác như: TK 157 – “Hàng gửi bán”, TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 632 – “Giá vốn hàng bán”.
2. Hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
(1) Nhập kho thành phẩm do đơn vị sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công, ghi:
Nợ TK 155: Thành phẩm
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
(2) Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Thành phẩm
(3) Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 155: Thành phẩm
(4) Khi người mua trả lại số thành phẩm đã bán: kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 155: Thành phẩm
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
(5) Xuất kho thành phẩm đưa đi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, góp vốn vào công ty liên kết, công ty con, ghi:
Nợ TK 221, 222: Vốn góp liên doanh, liên kết (theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811: Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ giá trị ghi sổ của thành phẩm).
Có TK 155: Thành phẩm
Có TK 711: Thu nhập khác
(6) Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán: Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:
Nếu thừa, ghi:
Nợ TK 155: Thành phẩm
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3381)
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Có các Tài khoản liên quan
Ví dụ
Có TK 711: nếu số thừa được ghi tăng thu nhập khác.
Nếu thiếu, ghi:
Nợ TK 138: Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 155: Thành phẩm
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi sổ theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112…: (Nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334: Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi)
Nợ TK 138: Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Có TK 138: Phải thu khách hàng (1381)
Xuất thành phẩm đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 2223: Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811: Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)
Có TK 155: Thành phẩm
Có TK 711: Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)
Trên đây là chia sẻ Kế toán Việt Hưng về hạch toán kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên – các bạn hãy thường xuyên theo dõi thông tin đăng tải của chúng tôi hàng ngày nhé – mọi thắc mắc về khoá học liên hệ ngay 098.868.0223