Hạch toán kế toán kho hàng thiếu – thừa chờ xử lý

Trong sản xuất kinh doanh hàng thiếu – thừa chờ xử lý sẽ như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán viên. Hôm nay, kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán kho hàng thiếu – thừa chờ xử lý qua bài viết dưới đây. 

1. Cách hạch toán kế toán kho hàng thiếu chờ xử lý

Cách hạch toán kế toán kho hàng thiếu chờ xử lý
Cách hạch toán kế toán kho hàng thiếu chờ xử lý

Hàng thiếu khi kiểm kê tức là số lượng hàng có trong kho ở thời điểm kiểm kê nhỏ hơn số lượng hàng được theo dõi trên sổ sách kế toán. Số chênh lệch, kế toán phải điều chỉnh số liệu hàng hóa trên sổ sách để khớp đúng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

Khi phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa so với hóa đơn mua hàng, kế toán kho phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán hàng thiếu chờ xử lý như sau:

Nợ TK – 156: Số hàng thực tế nhập kho

Nợ TK – 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ (theo hóa đơn)

Có TK – 111, 112, 331…

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

+ Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả số hàng thiếu đó:

 Nợ TK – 156: Số hàng thiếu.

             Có TK – 1381: Số hàng thiếu

+ Một số trường hợp khác:

Nợ TK – 111, 112, 331: (Nếu bên bán trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…) (Có thuế)

Nợ TK – 1388: Phải thu khác (Nếu bên vận chuyển bồi thường) (Có thuế)

Nợ TK – 334: (Nếu trừ vào lương của nhân viên làm mất hàng) (Có thuế)

Nợ TK – 632, 642, 811: Chi phí (Nếu DN không muốn ai bồi thường) (Có thuế)

          Có TK – 1381: Số hàng thiếu

          Có TK – 1331: Thuế GTGT  X số hàng thiếu (Vì khi mua hàng các bạn đã trả tiền hàng là có thuế, nên số tiền được trả lại cũng phải có thuế)

CHÚ Ý: Nếu số hàng thiếu này bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN

LƯU Ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

– Nếu giá trị bồi thường cao hơn:

Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)

          Có TK – 1381: Số hàng thiếu

          Có TK – 1331: Thuế GTGT  X số hàng thiếu

          Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn.

– Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:

Nợ TK – 111, 112, 1388: (Có thuế)

          Có TK – 1381: Số hàng thiếu

          Có TK – 1331: Thuế GTGT  X số hàng thiếu

Nợ TK – 632, 642, 811: Phần giá trị không được bồi thường

          Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường

          Có TK – 1331: Thuế GTGT  X số hàng thiếu không được bồi thường.

2. Cách hạch toán kế toán kho hàng thừa chờ xử lý

Cách hạch toán kế toán kho hàng thừa chờ xử lý
Cách hạch toán kế toán kho hàng thừa chờ xử lý

Hàng thừa khi kiểm kê tức là số lượng hàng có trong kho tại thời điểm kiểm kê lớn hơn số lượng hàng đang được theo dõi trên sổ sách kế toán ở thời điểm đó. Số chênh lệch đó, kế toán phải điều chỉnh giảm số liệu hàng hóa trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

 Khi phát hiện hàng thừa, kế toán kho phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán hàng thừa chờ xử lý như sau:

– Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:

Nợ TK – 156: Số hàng thừa

       Có TK – 3381: Tài sản thừa chờ xử lý.

– Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

+ Nếu trả lại người bán:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa

        Có TK – 156: Số hàng thừa

+ Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi sổ,. . . thì điều chỉnh lại sổ kế toán.

+ Nếu không tìm được nguyên nhân:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa

Có TK – 711: Số hàng thừa

Trên đây là bài viết của kế toán Việt Hưng về phương pháp hạch toán kế toán kho hàng thiếu – thừa chờ xử lý. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn kế toán. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...