Định khoản kế toán khách sạn – nhà hàng theo PP kê khai thường xuyên

Đánh giá

Kế toán khách sạn – nhà hàng thường sử dụng phương pháp nào để hạch toán chi phí kinh doanh? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho bạn đọc phương pháp hạch toán phổ biến dành cho kế toán khách sạn – nhà hàng. 

3

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn thường sử dụng 2 phương pháp:

  • Phương pháp kê khai thường xuyên
  • Phương pháp kiểm kê định kỳ

Trong bài viết dưới đây, Kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG THEO PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

Hạch toán tài khoản 154

Tập hợp chi phí 621

  • Căn cứ vào hóa đơn mua vào, Kế toán thực hiện công việc tính toán 152, 156 và hạch toán:

Nợ TK 152, 156

Nợ TK 133

Có TK 331,111,112,…

  • Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Nợ TK 621

Có TK 152,111,112,…

  • Cuối kỳ kết chuyển vào 154:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

Lưu ý:

Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu có sẵn của Bộ Tài chính.  Đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

Tập hợp chi phí 622

  • Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:

Nợ TK 622

Có TK 334

  • Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Tập hợp chi phí 627

  • Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào 627:

Nợ TK 627

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 331,111,112,…

  • Cuối kỳ ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Hạch toán 154

  • Tập hợp giá thành ghi:

Nợ TK 154

Có TK 621, 622, 627

  • Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154

  • Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 154

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các đơn vị kinh doanh mô hình nhà hàng, khách sạn hiện nay.  Hy vọng các thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc tham khảo khi xử lý nghiệp vụ tại đơn vị của mình. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận