Điểm mới Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 xử lý vi phạm lao động

Đánh giá

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020. Kế toán Việt Hưng chia sẻ giúp người lao động hiểu hơn về quyền lợi trong quá trình công tác làm việc.

28/2020/nđ-cp ngày 1/3/2020
Điểm mới Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 xử lý vi phạm lao động

1. Các mức phạt với vi phạm trong Bảo hiểm xã hội | Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020

STTCÁC HÀNH VI VI PHẠMMỨC PHẠT HÀNH HÀNH CHÍNH
I – Vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1Người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.Từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy địnhTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
3không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.Từ 05 – 10 triệu đồng
4Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệpTừ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng
5Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
6Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
II –  Vi phạm về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sựTừ 01 – 02 triệu đồng

Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
2Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung.Từ 05 – 10 triệu đồng
III –  Vi phạm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1Không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.Từ 01 – 02 triệu đồng (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
2Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.Từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc (tối đa không quá 75.000.000 đồng)
3Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.Từ 02 – 04 triệu đồng
4

Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng

 

Từ 02 – 04 triệu đồng (tối đa không quá 75.000.000 đồng)

Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội

 

Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa
Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội
5

Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng

 

Từ 02 – 04 triệu đồng (cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
6Tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Từ 10 – 20 triệu đồng

2. Tăng mức phạt với nhiều vi phạm trong lao động theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP

STTCÁC HÀNH VI VI PHẠMMỨC PHẠT HÀNH HÀNH CHÍNH
I – Vi phạm về tuyển, quản lý lao động
1Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao độngTừ 01 – 03 triệu đồng
2Không khai báo việc sử dụng lao động với cơ quan chức năng
2Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động
3Thu tiền của người lao động tham gia ứng tuyển
4Không lập sổ quản lý lao động; lập không đúng thời hạn, không đủ nội dung; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ
5Phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tậtTừ 05 – 10 triệu đồng
II – Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động
1Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên

– Từ 02 – 05 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 11- 50 người;

– Từ 10 – 15 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 15 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 20 – 25 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

2Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động
3Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu
4Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao độngTừ 20 – 25 triệu đồng
5Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng
6Giao kết hợp đồng với người từ 15 – 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật
III – Vi phạm về thử việc
1Yêu cầu thử việc đối với người làm việc theo hợp đồng mùa vụTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử
3Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với 01 công việcTừ 02 – 05 triệu đồng
4Thử việc quá thời hạn quy định
5Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó
6Kết thúc thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà không giao kết hợp đồng
IV – Vi phạm về thực hiện hợp đồng lao động
1Tạm chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước 03 ngày làm việc hoặc không báo rõ thời hạn tạm chuyển hoặc chuyển sang làm công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao độngTừ 01 – 03 triệu đồng
2Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồngTừ 03 – 07 triệu đồng
3Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau thời hạn tạm hoãn
4Chuyển người lao động làm công việc khác không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động
5Cưỡng bức, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sựTừ 50 – 70 triệu đồng
V – Vi phạm về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng
1Sửa thời hạn hợp đồng quá 01 lần bằng phụ lục

– Từ 01 – 02 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 02 – 05 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 10 – 15 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 15 – 20 triệu nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

2Sửa thời hạn hợp đồng bằng phụ lục làm thay đổi loại hợp đồng
3Thanh toán không đúng hạn các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng
4Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, mất việc làm
5Không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
6Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng
7Cho thôi việc từ 02 người trở lên mà không trao đổi với tổ chức công đoàn hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan chức năng khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tếTừ 05 – 10 triệu đồng
8Không lập phương án sử dụng lao động
VI – Vi phạm về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc khác

– Từ 500.000 đồng – 02 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 02 – 05 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 10 – 15 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 15 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

2Không ký hợp đồng đào tạo nghề với người học nghề, tập nghề
3Không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề trực tiếp làm ra sản phẩm hợp quy cách
4Không ký hợp đồng lao động với người học nghề, tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề
5Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào hoạt động trái pháp luậtTừ 20 – 25 triệu đồng
6Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề
VII – Vi phạm về đối thoại tại nơi làm việc
1Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sởTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất cho việc đối thoại tại nơi làm việc
3Không đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầuTừ 02 – 05 triệu đồng
VIII – Vi phạm về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chức năng theo quy địnhTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước
3Không công bố nội dung của thỏa ước đã ký kết cho người lao động biết
4Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thểTừ 03 – 05 triệu đồng
5Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng
6Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệuTừ 10 – 15 triệu đồng
IX – Vi phạm quy định về tiền lương
1Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởngTừ 02 – 05 triệu đồng
2Không lập sổ lương và xuất trình khi có yêu cầu
3Không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày thay đổi hình thức trả lương
4Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
5Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định
6Không tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng
7Trả lương không đúng hạn

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 10 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 20 – 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 30 – 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 40 – 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

8Không trả hoặc trả không đủ
9Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương
10Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, lương ngừng việc
11Khấu trừ tiền lương không đúng quy định
12Trả lương không đúng quy định khi tạm chuyển người lao động làm công việc khác, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, đình công, những ngày chưa nghỉ hàng năm
13Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

– Từ 20 – 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 30 – 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 50 – 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người trở lên.

14Không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hàng năm cho người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

– Từ 03 – 05 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 05 – 08 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 08 – 12 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 12 – 15 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 15 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

X – Vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lươngTừ 02 – 05 triệu đồng
2Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối trước khi nghỉ hưu
3Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng khi tổ chức làm thêm giờ từ 200 – 300 giờ/năm
4Vi phạm quy định về nghỉ hàng tuần, hàng năm và nghỉ lễ, tếtTừ 10 – 20 triệu đồng
5Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ quy địnhTừ 20 – 25 triệu đồng
6Huy động người lao động làm thêm mà không được sự đồng ý của họ
7Huy động người lao động làm thêm quá số giờ quy định hoặc quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

– Từ 10 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người;

– Từ 20 – 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người;

– Từ 40 – 60 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người;

– Từ 60 – 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

XI – Vi phạm về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1Không thông báo công khai hoặc niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việcTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng 10 lao động trở lênTừ 05 – 10 triệu đồng
3Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan chức năng
4Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc hết hiệu lực
5Xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu
6Tạm đình chỉ công việc không đúng quy định
7Xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý kỷ luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sựTừ 10 – 15 triệu đồng
8Phạt tiền, cắt lương thay cho xử lý kỷ luật
9Xử lý kỷ luật với người có hành vi vi phạm không quy định trong nội quy
10Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật với 01 hành vi vi phạm
XII – Vi phạm liên quan đến lao động nữ
1Không tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họTừ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
2Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh
3Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổiTừ 10 – 20 triệu đồng
4Không chuyển việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 làm việc nặng nhọc
5Không cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút/ngày
6Không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản
7Xử lý kỷ luật lao động nữ đang mang thai, nghỉ dưỡng thai, nghỉ sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
8Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
9Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ
XIII – Vi phạm liên quan đến lao động chưa thành niên
1Không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ nhưng ghi không đầy đủ khi sử dụng lao động chưa thành niênTừ 01 – 02 triệu đồng
2Sử dụng người từ 13 – 15 tuổi mà không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật hoặc không được sự đồng ý của người từ 13 – 15 tuổiTừ 10 – 15 triệu đồng
3Sử dụng lao động chưa thành viên làm việc quá thời giờ quy định
4Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
5Sử dụng người từ đủ 15 – 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm vào ban đêm, trừ trường hợp được phép
6Sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi ảnh hưởng xấu đến nhân cáchTừ 50 – 75 triệu đồng
7Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được phép làm
XIV – Vi phạm liên quan đến người lao động cao tuổi
1Sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới sức khỏeTừ 10 – 15 triệu đồng
XV – Vi phạm về giải quyết tranh chấp lao động
1Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình côngTừ 05 – 10 triệu đồng
2Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, lãnh đạo đình công
3Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp bị cấm

 > XEM THÊM: Các Khóa học kế toán Online

Trên đây là các mức phạt trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 của Chính phủ qua bài viết ngay trong đây – Các bạn có thắc mắc về Khóa học kế toán Online liên hệ ngay Kế toán Việt Hưng đề được giải đáp.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận