Phạt gấp đôi mức 75 triệu cá nhân | Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội

Đánh giá

Đây là trường hợp không ít bạn đã gặp phải khi tham gia BHXH xong đến khi nghỉ việc Công ty không trả sổ bảo hiểm đến trả chậm. Vậy pháp luật quy định xử lý trường hợp này ra sao hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu ngay sau đây.

công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội
Phạt gấp đôi mức 75 triệu cá nhân | Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội

1. Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội trái quy định Bộ Luật BHXH 2014

Theo Chương II Điều 21 về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

– Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Xác nhận sổ BHXH là việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được hạch toán, phân bổ tiền nộp của người tham gia.

Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
 
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;…”

2. Phạt tới 150 triệu đồng công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội | Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này.

=> Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.

 
2 loại trợ cấp có thể được hưởng 1 trong 2 khi NLĐ kết thúc hợp đồng lao động:
  • Nếu công ty đã đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Nếu công ty chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ hưởng trợ cấp thôi việc

KL: Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền tới 75 triệu đồng nếu không trả sổ BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 5 Nghị định 28 lại nêu, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Tức là, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền tới 150 triệu đồng.

CÁCH XỬ LÝ: Vì vậy, trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho bạn. Nếu không được thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh – xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho bạn (theo Tư vấn viên Luật Minh Gia).

3. Công ty hoàn tất thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động khi kết thúc hợp đồng lao động đúng quy định

(1) BƯỚC 1: Công ty báo giảm lao động (tức người lao động chính thức nghỉ việc)

Công ty hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia, bao gồm:

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS)
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
  • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)

(2) BƯỚC 2: Công ty hoàn tất thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động đã kết thúc HĐLĐ

Công ty hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết, bao gồm:
  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS)
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS)

Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc tại các đơn vị mong sẽ hữu ích cho các bạn xem nếu gặp phải tình huống này – Tham gia ngay khoá học kế toán online trải nghiệm giờ học thực tế như đi làm hiệu quả trong thời gian ngắn đã thu về kinh nghiệm nghiệp vụ CAM KẾT KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ HỌC! 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận