Chuẩn mực kế toán số 28. Là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng ngay. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm:
QUY ĐỊNH CHUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
1. Mục đích của chuẩn mực kế toán số 28
Là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh. Và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:
a) Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp;
b) Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp;
c) Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.
2. Chuẩn mực kế toán số 28
Áp dụng cho việc lập và trình bày đầy đủ hơn BCTC năm phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
3. Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm
Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
4. Chuẩn mực kế toán số 28
Áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai. Và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Khuyến khích các doanh nghiệp không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai áp dụng chuẩn mực này.
4.1. Nếu doanh nghiệp
Không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai tự nguyện áp dụng chuẩn mực này thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực.
4.2. Nếu báo cáo tài chính bao gồm
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn có chứng khoán được trao đổi công khai. Và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và của một hoặc nhiều công ty con, thông tin theo bộ phận. Cần phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty con có chứng khoán trao đổi công khai. Thì công ty con đó sẽ trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính riêng của mình.
5. Các thuật ngữ trong Chuẩn mực kế toán số 28 được hiểu như sau:
5.1. Hoạt động kinh doanh – chuẩn mực kế toán số 28:
Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác. Không phải là hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.
5.2. Chính sách kế toán – chuẩn mực kế toán số 28:
Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
5.3. Doanh thu – chuẩn mực kế toán số 28:
Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
6. Định nghĩa bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và bộ phận theo khu vực địa lý
6.1. Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh – chuẩn mực kế toán số 28:
Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm. Hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro. Và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định sản phẩm và dịch vụ có liên quan hay không, gồm:
a) Tính chất của hàng hóa và dịch vụ;
b) Tính chất của quy trình sản xuất;
c) Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ;
d) Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;
e) Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ công cộng.
6.2. Bộ phận theo khu vực địa lý – chuẩn mực kế toán số 28:
Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể. Mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm:
a) Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị;
b) Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau;
c) Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh;
d) Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể;
e) Các quy định về kiểm soát ngoại hối; và
f) Các rủi ro về tiền tệ.
6.3. Một bộ phận cần báo cáo – chuẩn mực kế toán số 28:
Là một bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc một bộ phận theo khu vực địa lý được xác định dựa trên các định nghĩa nêu trên.
7. Một lĩnh vực kinh doanh không bao gồm
Các sản phẩm, dịch vụ có rủi ro và lợi ích kinh tế khác biệt đáng kể. Có những điểm không tương đồng với một hoặc một vài nhân tố trong định nghĩa bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh nhưng các sản phẩm, dịch vụ trong một lĩnh vực kinh doanh phải tương đồng với phần lớn các nhân tố.
Một khu vực địa lý không bao gồm các hoạt động trong môi trường kinh tế có rủi ro và lợi ích kinh tế khác biệt đáng kể. Một khu vực địa lý có thể là một quốc gia, hai hay nhiều quốc gia hoặc một, hai hay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
8. Cách thức tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Phụ thuộc vào các rủi ro có tác động đáng kể tới doanh nghiệp đó. Đoạn 25 Chuẩn mực này quy định về cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Và hệ thống báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Làm cơ sở xác định các bộ phận của doanh nghiệp. Rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khu vực địa lý. Là vị trí của tài sản, là nơi doanh nghiệp hoạt động. Và cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí của khách hàng. Xác định các bộ phận theo khu vực địa lý dựa trên:
Vị trí của tài sản là địa điểm sản xuất hoặc hình thành dịch vụ của doanh nghiệp;
Vị trí của khách hàng là địa điểm của thị trường và khách hàng của doanh nghiệp.
9. Cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Là căn cứ để xác định liệu các rủi ro liên quan đến khu vực địa lý. Phát sinh từ nơi sản xuất hay nơi tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp căn cứ vào cơ cấu tổ chức và quản lý hoặc vị trí của tài sản. Hoặc vị trí của khách hàng để xác định các khu vực địa lý của doanh nghiệp .
Việc xác định bộ phận báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh. Hoặc theo khu vực địa lý phụ thuộc vào đánh giá của Ban Giám đốc doanh nghiệp. Để thực hiện việc đánh giá này, Ban Giám đốc phải xem xét mục tiêu của việc lập báo cáo tài chính. Theo bộ phận quy định trong Chuẩn mực kế toán số 28 và các chuẩn mực khác.
Định nghĩa doanh thu, chi phí, kết quả, tài sản và nợ phải trả bộ phận
10. Các thuật ngữ dưới đây sử dụng trong Chuẩn mực kế toán số 28 được hiểu như sau:
10.1. Doanh thu bộ phận – chuẩn mực kế toán số 28:
Là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận. Bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài. Và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp.
10.2. Doanh thu bộ phận không bao gồm:
– Thu nhập khác;
– Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức. Kể cả tiền lãi thu được trên các khoản ứng trước. Hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay. Trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính;
– Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xoá nợ. Trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.
10.3. Doanh thu của bộ phận theo chuẩn mực kế toán số 28 bao gồm
Cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh. Hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Khi các khoản doanh thu đó nằm trong doanh thu hợp nhất của tập đoàn.
10.4. Chi phí bộ phận – chuẩn mực kế toán số 28:
Là chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của bộ phận. Được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho bộ phận đó. Bao gồm cả chi phí bán hàng ra bên ngoài. Và chi phí có liên quan đến những giao dịch với bộ phận khác của doanh nghiệp.
10.5. Chi phí bộ phận chuẩn mực kế toán số 28 không bao gồm:
– Chi phí khác;
– Chi phí tiền lãi vay, kể cả tiền lãi phải trả phát sinh đối với khoản tiền ứng trước. Hoặc tiền vay từ các bộ phận khác. Trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính;
– Lỗ từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lỗ từ việc xoá nợ. Trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính;
– Phần sở hữu của doanh nghiệp trong khoản lỗ của bên nhận đầu tư. Do đầu tư vào các công ty liên kết, công ty liên doanh. Hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
10.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí hành chính chung và các chi phí khác phát sinh liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. Các chi phí doanh nghiệp chi hộ bộ phận. Được coi là chi phí bộ phận nếu chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bộ phận. Và những chi phí này có thể được tính trực tiếp. Hoặc phân bổ vào bộ phận đó một cách hợp lý.
10.7. Tài sản của bộ phận – chuẩn mực kế toán số 28:
Là tài sản đang được bộ phận đó sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và được tính trực tiếp hoặc được phân bổ vào bộ phận đó.
Trường hợp kết quả kinh doanh của một bộ phận có thu nhập từ tiền lãi hay cổ tức thì tài sản của bộ phận đó bao gồm cả các khoản phải thu, khoản cho vay, các khoản đầu tư tài chính hoặc tài sản khác tạo ra thu nhập trên.
Tài sản của bộ phận không bao gồm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Tài sản của bộ phận không bao gồm các khoản dự phòng giảm giá có liên quan do các khoản này được trừ (-) trực tiếp trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
10.8. Các khoản nợ phải trả bộ phận – chuẩn mực kế toán số 28:
Là các khoản nợ trong kinh doanh của bộ phận được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ phận đó.
Trường hợp kết quả của bộ phận có chi phí lãi vay thì nợ phải trả của bộ phận cũng bao gồm nợ phải trả chịu lãi có liên quan.
Nợ phải trả bộ phận không bao gồm nợ phải trả thuế hoãn lại.
10.9. Chính sách kế toán bộ phận – chuẩn mực kế toán số 28:
Là các chính sách kế toán được áp dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC hợp nhất của tập đoàn. Hoặc doanh nghiệp bao gồm cả chính sách kế toán liên quan đến lập báo cáo bộ phận.
11. Định nghĩa về doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận bao gồm
Các khoản mục được tính trực tiếp vào bộ phận và các khoản mục được phân bổ vào bộ phận. Căn cứ vào hệ thống BCTC nội bộ của mình. Doanh nghiệp xác định các khoản mục được tính trực tiếp. Hoặc được phân bổ vào bộ phận làm cơ sở xác định doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả của bộ phận được báo cáo.
12. Doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nợ phải trả của bộ phận
Không được tính và phân bổ một cách chủ quan. Mà phải dựa vào định nghĩa về doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận. Quy định trong Chuẩn mực kế toán số 28 để tính và phân bổ một cách hợp lý.
13. Tài sản của bộ phận gồm:
Tài sản lưu động, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. Dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của bộ phận. Được phân bổ hoặc khấu hao tính vào chi phí của bộ phận. Thì tài sản đó cũng được tính trong tài sản của bộ phận. Tài sản bộ phận không bao gồm các tài sản. Được sử dụng chung trong doanh nghiệp hoặc dùng cho trụ sở chính. Tài sản bộ phận còn bao gồm các tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chung. Cho hai hay nhiều bộ phận và được tính trực tiếp. Hoặc phân bổ cho từng bộ phận, bao gồm cả lợi thế thương mại.
14. Nợ phải trả bộ phận gồm:
Khoản phải trả thương mại, khoản phải trả khác, chi phí phải trả, các khoản ứng trước của khách hàng. Nợ phải trả bộ phận không bao gồm các khoản đi vay, nợ thuê tài chính và nợ phải trả khác cho mục đích tài trợ. Chứ không phải cho mục đính sản xuất, kinh doanh. Trường hợp chi phí lãi vay tính trong kết quả kinh doanh bộ phận. Thì nợ phải trả chịu lãi liên quan được tính trong nợ phải trả bộ phận. Nợ phải trả bộ phận mà hoạt động chủ yếu của bộ phận đó. Không phải là hoạt động tài chính do không bao gồm các khoản vay và các khoản có tính chất vay. Kết quả bộ phận thể hiện lãi, lỗ từ hoạt động kinh doanh chứ không phải từ hoạt động tài chính. Các khoản nợ thông thường do trụ sở chính đi vay. Không thể tính trực tiếp hoặc phân bổ vào nợ phải trả chịu lãi của bộ phận đó.
15. Việc tính toán, xác định giá trị tài sản và nợ phải trả bộ phận bao gồm
Cả những điều chỉnh giá trị ghi sổ khi mua tài sản và nợ phải trả bộ phận. Khoản điều chỉnh của doanh nghiệp mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. Phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính hợp nhất. Mà không được ghi vào BCTC riêng của công ty mẹ hoặc công ty con.
16. Việc phân bổ chi phí đã quy định trong các Chuẩn mực kế toán khác:
Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho”. Hướng dẫn việc tính và phân bổ chi phí mua vào hàng tồn kho; Chuẩn mực số 15 “Hợp đồng xây dựng” hướng dẫn việc tính và phân bổ chi phí vào các hợp đồng xây dựng. Các hướng dẫn này được sử dụng cho việc tính và phân bổ chi phí vào các bộ phận.
17. Doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận
Phải được xác định trước khi loại trừ số dư và các giao dịch nội bộ của quá trình hợp nhất BCTC. Trừ khi số dư và các giao dịch đó được thực hiện thuộc nhóm doanh nghiệp của bộ phận riêng lẻ.
18. Chính sách kế toán được sử dụng để lập và trình bày BCTC của doanh nghiệp
Cũng là chính sách kế toán cơ bản để lập báo cáo bộ phận. Ngoài ra, chính sách kế toán để lập báo cáo bộ phận còn bao gồm các chính sách liên quan trực tiếp đến việc lập báo cáo bộ phận. Như các nhân tố xác định bộ phận phải báo cáo, phương pháp định giá các giao dịch liên bộ phận, cơ sở phân bổ doanh thu và chi phí vào các bộ phận.
XÁC ĐỊNH CÁC BỘ PHẬN PHẢI BÁO CÁO – CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
Báo cáo chính yếu và thứ yếu
1. Tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp
Là căn cứ chủ yếu để xác định báo cáo bộ phận chính yếu. (Báo cáo đối với bộ phận chính yếu) Được lập theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Bị tác động chủ yếu bởi những khác biệt về sản phẩm và dịch vụ. Mà doanh nghiệp đó sản xuất ra. Thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh. Và báo cáo thứ yếu (báo cáo đối với bộ phận thứ yếu) căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động chủ yếu do doanh nghiệp hoạt động tại nhiều khu vực địa lý khác nhau. Thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý. Và báo cáo thứ yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh.
2. Cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và hệ thống BCTC nội bộ cho Ban Giám đốc
Thường là cơ sở để nhận biết nguồn và tính chất chủ yếu của các rủi ro. Và các tỷ suất sinh lời khác nhau của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để xác định xem báo cáo bộ phận nào là chính yếu. Và báo cáo bộ phận nào là thứ yếu ngoại trừ các trường hợp quy định dưới đây:
a) Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp
Bị tác động mạnh bởi cả sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp đó sản xuất ra và về khu vực địa lý. Mà doanh nghiệp này đang hoạt động được chứng minh. Bởi “phương pháp ma trận” đối với việc quản lý doanh nghiệp và báo cáo nội bộ cho Ban Giám đốc. Sau đó doanh nghiệp sử dụng lĩnh vực kinh doanh. Là báo cáo chính yếu và khu vực địa lý là báo cáo thứ yếu;
b) Nếu cơ cấu tổ chức, quản lý và hệ thống BCTC nội bộ cho Ban Giám đốc
Không dựa trên sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ hoặc về khu vực địa lý. Thì Ban Giám Đốc cần phải quyết định xem liệu các rủi ro . Và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp liên quan nhiều hơn đến sản phẩm và dịch vụ. Mà doanh nghiệp đó sản xuất ra hay liên quan nhiều hơn đối với các khu vực địa lý. Mà doanh nghiệp này hoạt động. Kết quả là Ban Giám Đốc phải chọn lĩnh vực kinh doanh. Hoặc khu vực địa lý để lập báo cáo bộ phận chính yếu.
3. Phần lớn các doanh nghiệp căn cứ vào rủi ro và lợi ích kinh tế
Để xác định cơ cấu tổ chức và quản lý của mình. Cơ cấu tổ chức, quản lý và hệ thống BCTC nội bộ cung cấp bằng chứng về khả năng rủi ro. Và lợi ích kinh tế chủ yếu phục vụ cho mục đích lập báo cáo bộ phận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường báo cáo thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính của mình. Trên cùng một cơ sở khi lập báo cáo nội bộ lên Ban Giám đốc. Khả năng rủi ro và lợi ích kinh tế trở thành khuôn mẫu xác định báo cáo bộ phận chính yếu hay thứ yếu.
4. Việc trình bày theo “phương pháp ma trận”
Khi các thông tin về lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý đều được báo cáo theo bộ phận chính yếu. Và có phần thuyết minh đầy đủ các thông tin cho mỗi cơ sở lập báo cáo. Phương pháp ma trận cung cấp thông tin hữu ích nếu rủi ro. Và tỷ suất sinh lời bị tác động mạnh bởi cả sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ. Mà doanh nghiệp sản xuất ra và bởi cả khu vực địa lý mà doanh nghiệp hoạt động.
CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ KHU VỰC ĐỊA LÝ
1. Các bộ phận được lập theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý của doanh nghiệp
Dùng để lập báo cáo cho bên ngoài phải là các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Thông tin bộ phận do các đơn vị này lập để giúp Ban Giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và đưa ra quyết định điều hành và quản lý trong tương lai của doanh nghiệp. Ngoại trừ các nhân tố được quy định trong đoạn 30.
2. Nếu cơ cấu tổ chức, quản lý và hệ thống BCTC nội bộ cho Ban Giám đốc
Được thiết lập không dựa trên lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý (đoạn 25b). Thì Ban Giám đốc phải lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Hoặc khu vực địa lý làm báo cáo chính yếu. Khi đó, Ban Giám đốc phải căn cứ vào các nhân tố theo định nghĩa trong đoạn 09 của Chuẩn mực kế toán số 28. Chứ không phải căn cứ vào hệ thống BCTC nội bộ của doanh nghiệp. Để xác định lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý phải lập báo cáo bộ phận. Các nhân tố này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nếu một hay một số bộ phận được báo cáo
Là lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý thoả mãn các yêu cầu của đoạn 09 thì không cần phân chia chi tiết hơn để lập báo cáo bộ phận;
b) Đối với các bộ phận không thỏa mãn các yêu cầu của đoạn 09
Thì Ban Giám đốc doanh nghiệp cần phải xem xét đến việc phân chia các bộ phận chi tiết hơn. Để báo cáo thông tin theo lĩnh vực kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý phù hợp đoạn 09;
c) Nếu báo cáo theo bộ phận chi tiết
Đáp ứng các yêu cầu của đoạn 09 thì đoạn 32 và 33 quy định các căn cứ để xác định các bộ phận chi tiết có thể báo cáo.
3. Theo Chuẩn mực kế toán số 28
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ xác định lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý. Theo đơn vị tổ chức có báo cáo cho Ban Giám đốc. Để phục vụ cho việc đánh giá hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Và để quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lai. Các bộ phận có thể lập báo cáo không theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý. Thì doanh nghiệp phải phân chia bộ phận chi tiết hơn để báo cáo thông tin tài chính về lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.
CÁC BỘ PHẬN CẦN BÁO CÁO
1. Hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý được coi là tương đương khi:
a) Tương đương về tình hình tài chính;
b) Có chung phần lớn các nhân tố quy định trong đoạn 09;
2. Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là
Một bộ phận phải báo cáo khi phần lớn doanh thu phát sinh từ bán hàng ra ngoài đồng thời thoả mãn một trong các điều kiện sau:
a) Tổng Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài. Và từ giao dịch với các bộ phận khác phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận,
b) Kết quả kinh doanh của bộ phận này bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10 % trở lên trên tổng lãi (hay lỗ) của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ). Nếu đại lượng nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn
c) Tài sản của bộ phận chiếm từ 10 % trở lên trên tổng tài sản của tất cả các bộ phận.
3. Đối với các bộ phận có mức dưới 10% theo quy định trong đoạn 33:
a) Bộ phận đó có thể báo cáo được. Mà không tính đến yếu tố quy mô. Nếu thông tin của bộ phận đó là cần thiết cho người sử dụng BCTC;
b) Nếu bộ phận đó có thể được kết hợp với các bộ phận tương đương khác
c) Nếu các bộ phận còn lại được báo cáo thành một khoản mục riêng.
4. Nếu tổng doanh thu bán hàng ra ngoài của doanh nghiệp
Được phân bổ cho các bộ phận có thể được báo cáo thấp hơn 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Hoặc doanh thu của tập đoàn thì phải xác định thêm bộ phận cần báo cáo. Kể cả khi bộ phận đó không đáp ứng được tiêu chuẩn 10% trong đoạn 33. Cho tới khi đạt được ít nhất 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Hoặc tập đoàn được tính cho các bộ phận báo cáo được.
5. Mức 10% trong Chuẩn mực kế toán số 28
Mức 10% trong chuẩn mực kế toán số 28. Không phải là ngưỡng để xác định mức trọng yếu của báo cáo tài chính. Mà là cơ sở để xác định bộ phận phải báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.
6. Các bộ phận cần báo cáo phần lớn doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài
Không có nghĩa là các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất khép kín. Phải được xác định như là các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Một số ngành có thể lập báo cáo bộ phận cho các hoạt động trong quy trình sản xuất khép kín như là các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Mặc dù các bộ phận này không tạo ra doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài.
7. Chuẩn mực kế toán số 28
Khuyến khích nhưng không bắt buộc việc lập báo cáo bộ phận cho các hoạt động có quy trình sản xuất khép kín.
8. Nếu BCTC nội bộ coi các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất khép kín
Là một bộ phận kinh doanh riêng biệt nhưng báo cáo ra bên ngoài không trình bày. Là bộ phận kinh doanh riêng biệt thì bộ phận bán hàng được kết hợp với bộ phận mua để thành bộ phận báo cáo ra bên ngoài. Trừ khi không thể thực hiện được.
9. Một bộ phận được báo cáo trong năm trước vì đạt ngưỡng 10%
Nhưng năm hiện tại không đạt ngưỡng 10%. Thì vẫn là bộ phận phải báo cáo trong năm hiện tại. Nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này vẫn có tầm quan trọng trong năm tiếp theo.
10. Nếu một bộ phận được xác định
Là có thể báo cáo trong năm nay do đạt ngưỡng 10%. Thì thông tin của bộ phận này năm trước cần phải được trình bày lại để cung cấp số liệu so sánh cho người sử dụng báo cáo. Mặc dù bộ phận đó không đạt 10% trong năm trước. Trừ khi không thể thực hiện được.
CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA BỘ PHẬN – CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
1. Thông tin bộ phận phải được lập và trình bày
Phù hợp với chính sách kế toán áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC hợp nhất. Hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2. Chính sách kế toán mà Ban Giám đốc doanh nghiệp sử dụng
Để lập báo cáo tài chính hợp nhất. Hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp là chính sách kế toán. Mà Ban Giám đốc cho là phù hợp nhất để lập báo cáo ra bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích của việc trình bày thông tin bộ phận. Là để giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ và đánh giá được doanh nghiệp một cách toàn diện hơn. Nên khi lập và trình bày thông tin bộ phận. Chuẩn mực kế toán số 28 yêu cầu sử dụng các chính sách kế toán. Mà Ban Giám đốc đã chọn lựa để lập và trình bày BCTC của doanh nghiệp. Hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Chuẩn mực kế toán số 28
Cho phép việc trình bày các thông tin bộ phận bổ sung được lập trên cơ sở khác với chính sách kế toán. Áp dụng đối với BCTC hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi thoả mãn 2 điều kiện:
a) Các thông tin được báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc. Nhằm đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực vào bộ phận và đánh giá hoạt động của bộ phận đó;
b) Cơ sở lập thông tin bộ phận bổ sung được trình bày rõ ràng.
4. Tài sản do hai hay nhiều bộ phận sử dụng
Cần phải phân bổ cho các bộ phận đó khi doanh thu và các chi phí có liên quan tới tài sản được phân bổ cho các bộ phận.
5. Cách thức phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí cho các bộ phận
Phụ thuộc vào tính chất của khoản mục. Hay hoạt động do bộ phận đó tiến hành và quyền tự chủ của bộ phận đó. Không áp dụng một tiêu thức chung cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí có liên quan đến hai hay nhiều bộ phận. Phải dựa trên cơ sở hợp lý. Các định nghĩa về doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận có liên quan với nhau và kết quả phân bổ theo đó cũng phải nhất quán: Các tài sản sử dụng chung được phân bổ cho các bộ phận. Khi doanh thu và chi phí có liên quan tới tài sản đó cũng được phân bổ cho các bộ phận này..
TRÌNH BÀY BÁO CÁO
Trong chuẩn mực kế toán số 28, các đoạn từ 48 đến 61. Quy định về trình bày đối với các bộ phận báo cáo. Được coi là bộ phận chính yếu. Các đoạn từ 62 đến 66 quy định về yêu cầu cần trình bày đối với các bộ phận báo cáo được coi là bộ phận thứ yếu. Việc khuyến khích các doanh nghiệp trình bày toàn bộ các thông tin. Đối với mỗi bộ phận thứ yếu như yêu cầu đối với bộ phận chính yếu được xác định trong các đoạn từ 48 đến 61. Các đoạn từ 67 đến 76 quy định các vấn đề cần thuyết minh về báo cáo bộ phận.
BÁO CÁO ĐỐI VỚI BỘ PHẬN CHÍNH YẾU – CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
1. Các yêu cầu về trình bày nêu trong các đoạn từ 49 đến 61
Cần phải được áp dụng cho mỗi bộ phận cần báo cáo dựa vào báo cáo bộ phận chính yếu của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải trình bày doanh thu bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
Doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài. Và từ các giao dịch với các bộ phận khác phải được báo cáo riêng biệt.
Doanh nghiệp phải trình bày kết quả bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
3. Nếu doanh nghiệp tính toán được lãi hoặc lỗ thuần của bộ phận
Hoặc có các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh lời của bộ phận ngoài kết quả bộ phận. Mà không có sự phân bổ tuỳ tiện. Thì khuyến khích doanh nghiệp trình bày thêm các chỉ tiêu đó kèm theo những diễn giải phù hợp. Nếu các chỉ tiêu đó được tính toán dựa trên chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng cho BCTC hợp nhất. Hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần trình bày rõ cơ sở tính toán chỉ tiêu đó trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Khuyến khích doanh nghiệp trình bày thêm các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của bộ phận: Lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
4. Doanh nghiệp phải trình bày
Doanh nghiệp phải trình bày “Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận” đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
Doanh nghiệp phải trình bày “Nợ phải trả bộ phận” đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
Doanh nghiệp phải trình bày “Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định”- tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác) đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
Doanh nghiệp phải trình bày “Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận” trong niên độ đã được tính trong chi phí để tính kết quả bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo.
Khuyến khích doanh nghiệp trình bày bản chất và giá trị của các khoản doanh thu và chi phí có quy mô, tính chất và phạm vi ảnh hưởng đáng kể mà phần thuyết minh này là phù hợp để giải thích được hoạt động trong niên độ của mỗi bộ phận cần báo cáo.
5. Các khoản mục doanh thu và chi phí từ các hoạt động
Cần được thuyết minh để giải thích các hoạt động của doanh nghiệp đó trong niên độ. Thì tính chất và giá trị các khoản mục đó phải trình bày riêng rẽ. Quy định tại đoạn 57 không thay đổi việc phân loại các khoản mục doanh thu. Và chi phí từ các hoạt động thông thường sang hoạt động khác hoặc thay đổi cách tính các khoản mục đó.
5.1. Đối với mỗi bộ phận cần báo cáo
Doanh nghiệp phải trình bày tổng giá trị các khoản chi phí lớn không bằng tiền. Ngoại trừ chi phí khấu hao và chi phí phân bổ đã được thuyết minh riêng rẽ theo quy định tại đoạn 56.
Nếu doanh nghiệp đưa ra các thuyết minh về luồng tiền bộ phận theo quy định của Chuẩn mực số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” thì không phải trình bày tổng chi phí khấu hao và chi phí phân bổ theo quy định tại đoạn 56 và các chi phí không bằng tiền theo quy định tại đoạn 59.
5.2. Doanh nghiệp phải trình bày bảng đối chiếu
Giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng cộng trong BCTC của doanh nghiệp hoặc BCTC hợp nhất. Trong bảng đối chiếu này các số liệu không thuộc các bộ phận báo cáo phải được gộp vào một cột. Doanh nghiệp phải đối chiếu doanh thu bộ phận so với tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài. Trong đó nêu rõ số doanh thu bán hàng ra bên ngoài chưa được báo cáo ở bất kỳ bộ phận nào. Kết quả kinh doanh của bộ phận với tổng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và với lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Tài sản bộ phận phải được đối chiếu với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nợ phải trả của bộ phận phải đối chiếu với tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
BÁO CÁO ĐỐI VỚI BỘ PHẬN THỨ YẾU – CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
1. Các đoạn từ 63 đến 66 – chuẩn mực kế toán số 28
Quy định về các yêu cầu cần trình bày đối với các bộ phận báo cáo. Được coi là bộ phận thứ yếu của doanh nghiệp, như sau:
1.1. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh.
Thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 63;
1.2. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu của doanh nghiệp
Được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản. (Nơi sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất. Hoặc nơi các dịch vụ của doanh nghiệp hình thành). Thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 64 và 65;
1.3. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý
Dựa trên vị trí của khách hàng (Thị trường nơi các sản phẩm của doanh nghiệp được bán. Hoặc nơi mà các dịch vụ được cung cấp). Thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 64 và 66;
1.4. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh
Thì báo cáo bộ phận thứ yếu phải gồm các thông tin sau:
– Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của6 khách hàng. Nếu doanh thu bán hàng ra bên ngoài của mỗi bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài;
2. Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo vị trí của tài sản
Nếu tài sản của mỗi bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của toàn bộ các khu vực địa lý;
Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định – tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và các tài sản dài hạn khác) theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các bộ phận.
2.1. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý.
(Dựa trên vị trí của tài sản hay vị trí của khách hàng). Thì báo cáo bộ phận thứ yếu cũng phải thuyết minh các thông tin sau đối với lĩnh vực kinh doanh có doanh thu từ việc bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu từ bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp, hoặc tài sản bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các bộ phận:
Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài;
Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận;
Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định – tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ.
2.2. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập
Theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản, và vị trí của khách hàng của doanh nghiệp khác với vị trí của tài sản của doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp cần phải báo cáo doanh thu bán hàng ra bên ngoài cho mỗi bộ phận. Theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng. Mà doanh thu từ việc bán hàng cho khách hàng bên ngoài của nó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp.
2.3. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý
Dựa trên vị trí của khách hàng, và tài sản của doanh nghiệp được đặt tại các khu vực địa lý khác với khách hàng của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải thuyết minh các thông tin dưới đây đối với mỗi khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp:
Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo khu vực địa lý của tài sản;
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ để mua tài sản cố định – tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản dài hạn khác) theo vị trí của tài sản.
CÁC THUYẾT MINH KHÁC – CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
1. Nếu một lĩnh vực kinh doanh hoặc một khu vực địa lý
Mà thông tin được báo cáo cho Ban Giám đốc. Không phải là một bộ phận phải báo cáo do bộ phận đó thu được phần lớn doanh thu từ việc bán hàng cho các bộ phận khác. Tuy nhiên doanh thu của bộ phận này từ việc bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài. Doanh nghiệp này cũng cần phải thuyết minh về doanh thu từ việc: Bán hàng ra bên ngoài và bán hàng cho các bộ phận nội bộ khác.
2. Để xác định và báo cáo doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác
Các khoản chuyển giao giữa các bộ phận cần phải được tính toán trên cơ sở. Là doanh nghiệp này thực sự được sử dụng để định giá các khoản chuyển nhượng đó. Cơ sở cho việc định giá các khoản chuyển giao giữa các bộ phận đó. Và bất cứ sự thay đổi liên quan cần phải được thuyết minh trong BCTC.
3. Những thay đổi về chính sách kế toán
Được áp dụng cho việc trình bày báo cáo bộ phận. Có ảnh hưởng trọng yếu lên các thông tin bộ phận cần phải được thuyết minh. Thông tin bộ phận của kỳ trước được trình bày cho mục đích so sánh. Cần phải được trình bày lại, kể cả tính chất và lý do thay đổi (nếu có). Các tác động về tài chính cũng phải được trình bày. Nếu có thể xác định được một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp thay đổi việc xác định các bộ phận báo cáo và không công bố thông tin bộ phận kỳ trước theo căn cứ mới. Thì để đáp ứng mục đích so sánh, doanh nghiệp phải báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cả căn cứ mới và căn cứ cũ.
3.1. Doanh nghiệp phải thay đổi chính sách kế toán
Khi tình hình thực tế yêu cầu. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc nếu việc thay đổi chính sách kế toán sẽ hợp lý hơn đối với các sự kiện. Hoặc các nghiệp vụ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
3.2. Những thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng
Có tác động tới các thông tin bộ phận phải được áp dụng hồi tố và các thông tin kỳ trước phải được điều chỉnh. Khi áp dụng phương pháp này, các thông tin bộ phận của kỳ trước sẽ được trình bày.
4. Một số thay đổi về chính sách kế toán có liên quan cụ thể đến việc báo cáo bộ phận, như:
Các thay đổi trong việc xác định các bộ phận và các thay đổi về cơ sở phân bổ doanh thu và chi phí vào các bộ phận. Những thay đổi đó có thể tác động đáng kể lên các thông tin bộ phận được báo cáo. Nhưng sẽ không làm thay đổi tổng số các thông tin tài chính được báo cáo đối với toàn bộ doanh nghiệp. Để giúp người sử dụng báo cáo tài chính nắm được những thay đổi này. Và để đánh giá được các xu hướng. Những thông tin bộ phận của kỳ trước được bao gồm trong báo cáo tài chính. Để phục vụ cho mục đích so sánh được nêu rõ, nếu có thể sẽ phản ánh được chính sách kế toán mới.
5. Quy định ở đoạn 68 phục vụ cho mục đích lập báo cáo bộ phận.
Các khoản chuyển giao nội bộ cần phải được xác định trên cơ sở. Là doanh nghiệp thực sự đã từng định giá các khoản chuyển giao nội bộ đó. Nếu doanh nghiệp thay đổi phương pháp đã sử dụng để định giá khoản chuyển giao. Thì đó không phải là thay đổi về chính sách kế toán. Mà dữ liệu bộ phận kỳ trước cần phải được nêu rõ theo đoạn 69. Tuy nhiên, đoạn 68 yêu cầu phải thuyết minh những thay đổi.
Doanh nghiệp cần báo cáo các loại sản phẩm và dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh được báo cáo. Và thành phần của mỗi khu vực địa lý được báo cáo, cả chính yếu và thứ yếu. Nếu không diễn giải ngược lại trong báo cáo tài chính.
6. Việc phát triển các sản phẩm lựa chọn thay thế và các quy trình kinh doanh,
Cần phải nắm được các hoạt động của bộ phận đó. Để đánh giá được ảnh hưởng của những thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị và tỷ lệ sinh lời của một khu vực địa lý. Điều quan trọng là phải hiểu được thành phần của khu vực địa lý đó.
7. Các bộ phận được báo cáo năm trước nhưng năm nay không còn đáp ứng được ngưỡng định lượng
Ví dụ: do sự giảm sút về nhu cầu. Hoặc một sự thay đổi về chiến lược quản lý. Hoặc do một phần các hoạt động của bộ phận được bán hoặc được kết hợp với các bộ phận khác. Thì không được báo cáo một cách tách biệt. Doanh nghiệp cần giải thích lý do tại sao một bộ phận được báo cáo năm trước. Nhưng năm nay lại không được báo cáo. Nhằm giúp người sử dụng báo cáo dự đoán được xu hướng vận động của doanh nghiệp như sự sụt giảm về thị trường. Và những thay đổi trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,… ./
Tham gia ngay CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để cùng trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán.