Chế độ thai sản mới nhất năm 2018

Chế độ thai sản mới nhất năm 2018

Áp dụng theo:

+ Luật BHXH – Luật số 58/2014/QH13

+ Nghị định 115/2015/NĐ-CP

+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

che do thai san 1

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản

– Lao động nữ mang thai

– Lao động nữ sinh con

– Người lao động nhận con nuôi

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay áp dụng các biện pháp triệt sản

– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

Xem thêm: Lao động nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi

–  Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: phải đóng BHXH đủ 3 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con

– Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chất dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định

3. Thời gian hưởng chế độ thai sản

3.1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai:

Bạn được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp mẹ bầu ở xa cơ sở khám bệnh, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai

3.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con

3.2.1. Đối với mẹ bầu:

Được nghỉ trước và sau khi sinh con tổng cộng 6 tháng. Nếu sinh đôi, sinh ba…thì từ bé thứ 2 trở đi cứ mỗi con bạn được nghỉ thêm 1 tháng. Nếu mẹ bầu nghỉ trước khi sinh thì tối đa không quá 2 tháng

3.2.2. Đối với chồng (đóng BHXH đầy đủ):

+ Nếu bạn sinh thường thì chồng được nghỉ 5 ngày

+ Nếu bạn sinh con phải phẫu thuật và sinh trước khi thai 32 tuần tuổi thì chồng được nghỉ 7 ngày

+ Nếu bạn sinh đôi và  phải phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày.

+ Nếu bạn sinh đôi thì ông xã được nghỉ 10 ngày. Nếu bạn sinh từ 3 con trở lên thì cứ mỗi con chồng được nghỉ thêm 3 ngày

3.3 Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi

– Nếu con nuôi dưới 6 tháng tuổi, bạn được hưởng chế độ thai sản đến khi con được 6 tháng tuổi

– Nếu vợ chồng bạn tham gia đóng BHXH đầy đủ, thì chỉ bạn hoặc chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

3.4. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi có tai biến sản khoa

Nếu bạn mắc các biến chứng sản khoa: sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai vì bệnh lý thì được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền

– Thai dưới 5 tuần tuổi: nghỉ 10 ngày

– Thai từ 5 – dưới 13 tuần tuổi: nghỉ 20 ngày

– Thai từ 13 – dưới 25 tuần tuổi: nghỉ 40 ngày

– Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: nghỉ 50 ngày

3.5. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi bị mất con

– Nếu con mất sau sinh và dưới 2 tháng tuổi thì người mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con

– Nếu con mất sau sinh và từ 2 tháng trở lên, mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con mất nhưng thời gian nghỉ việc hưởng thai sản không vượt quá thời gian quy định là 6 tháng. Khoảng thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động

3.6. Thời gian  hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Nếu áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng cách đặt vòng, bạn được nghỉ 7 ngày. Trường hợp không muốn có con nữa, bạn hoặc chồng bạn thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng cách triệt sản người thực hiện sẽ được nghỉ 15 ngày.

4. Chế độ phụ cấp thai sản

– Mẹ sinh con được hưởng lương theo chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng lương liền kề trước khi sinh.

– Trợ cấp 1 lần tiền khi sinh con. Mức hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở

5. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản

– Bạn có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh từ 5-10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết) trong thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày bắt đầu trở lại làm việc.

– Mức lương nhận được trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

+ Bằng 30% lương tối thiểu chung/ngày: nếu nghỉ tại nhà

+ Bằng 40% lương tối thiểu chung/ngày: nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung

6. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản

6.1. Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh

+ Bản sao giấy khai sinh

+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (mẫu C70A-HD

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS)

6.2. Đối với lao động nữ đi khám thai, nạo, hút thai… theo bệnh lý

+ Giấy chứng nhận nghỉ viêc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú (mẫu C65-HD)

+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú

+ Đối với người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi

6.3. Đối với trường hợp con chết, mẹ chết

+ Nếu con chết: bản sao giấy chứng tử của con

+ Nếu sau khi sinh con mà mẹ chết: bản sao giấy chứng tử của mẹ

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh

6.4. Trường hợp nghỉ dưỡng sức

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm con, phải nghỉ việc để dưỡng thai

6.5. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

+ Bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...