Hạch toán hàng mua trả lại và hàng mua đang đi đường – Nghiệp vụ mua bán xảy ra phổ biến tại mỗi doanh nghiệp, nhưng khá nhiều bạn kế toán không biết cách xử lý đối với trường hợp hang mua trả lại hay hàng mua đang đi đường, hạch toán như thế nào để phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán Việt Hưng xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Cách hạch toán hàng bán bị trả lại và hàng đang đi đường để các bạn nắm rõ hơn về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1, Một số quy định hạch toán hàng mua trả lại và hàng mua đang đi đường
1.1, Cách lập hóa đơn hàng bán trả lại
Căn cứ theo điểm 2.8, phụ lục 4,Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định thì:
– Nếu người mua là đối tượng có hóa đơn: Khi trả lại hàng người bán lập hóa đơn hàng bán trả lại, trên hóa đơn phải ghi rõ: “Hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT và bên bán không cần thu hồi hóa đơn đã lập.
– Nếu người mua là đối tượng không có hóa đơn: Khi trả lại hàng, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị trả lại theo giá không có GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng ( Số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập
1.2, Nguyên tắc hạch toán hàng mua đang đi đường
– Hàng hoá, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:
+ Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển;
Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.
– Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên Tài khoản 151 theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”.
– Hàng ngày, khi nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi trên đường”.
Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hoá”, Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”.
Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hoá đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”.
– Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi trên đường theo từng chủng loại hàng hoá, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế.
2, Kết cấu tài khoản hàng mua trả lại và hàng mua đang đi đường
2.1, Kết cấu tài khoản hàng mua trả lại
– Tài khoản hàng bán bị trả lại : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
– Tài khoản 5212 (Nếu theo Thông tư 200)
– Nếu theo Thông tư 133 thì các bạn hạch toán vào TK 511
2.2, Kết cấu tài khoản hàng mua đang đi đường
Tài khoản hàng mua đang đi đường ( TK 151): Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
3, Hạch toán hàng mua trả lại
3.1, Hạch toàn hàng trả lại đối với bên mua
– Khi nhận được hóa đơn mua hàng: Ghi tăng hàng hóa, Tài sản …
Nợ 156, 152, 153, 211 …
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111, 112, 331
– Khi xuất hóa đơn trả lại hàng: Ghi giảm giá trị hàng hóa
Nợ TK 1111/ TK 1121/ TK 331 – Số tiền được trả lại
Có TK 156, 152, 153 … – Hàng hóa trả lại (giá chưa thuế)
Có TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có)
3.2, Hạch toàn hàng trả lại đối với bên bán
– Khi xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng:
+ Ghi nhận Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311
+ Ghi nhận Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
– Khi nhận hóa đơn hàng bán trả lại:
+ Khi nhập kho: Hạch toán giảm giá vốn của hàng bị trả lại:
Nợ TK 156
Có TK 632
+ Ghi giảm Doanh thu:
Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Số tiền chưa thuế) (Nếu theo TT 200)
Nợ TK 511 – (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 33311 – (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,… – Tổng số tiền trên hóa đơn.
+ Nếu có các chi phí liên quan trong quá trình trả lại hàng:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)
Có các TK 111, 112…
Cuối kỳ:Với Thông tư 200 Kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)
Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại
Ví dụ minh họa: Hàng bán trả lại với bên bán
Bán 1 lô hàng trị giá 100.000.000, thuế GTGT 10%, giá vốn là 80.000.000đ. Chưa thu được tiền của khách hàng. Khách hàng trả lại 40% giá trị hợp đồng
+ Khi xuất bán phản ánh giá vốn và giá bán
Doanh thu bán hàng
Nợ TK 131: 110.000.000
Có TK 511:100.000.000
Có TK 3331:10.000.000
Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632: 80.000.000
Có TK 1561: 80.000.000
+ Khi khách hàng trả lại hàng cho công ty mình, kế toán hạch toán:
Ghi giảm 40% doanh thu
Nợ TK 5212: 40.000.000 (Theo thông tư 200)
(Hoặc) Nợ TK 511: 40.000.000 (Theo thông tư 133)
Nợ TK 3331: 40.000.000
Có TK 131: 440.000.000
+ Ghi giảm giá vốn và đồng thời nhập lại hàng hóa
Nợ TK 1561: 32.000.000 ( 40%)
Có TK 632: 32.000.000
+ Cuối kỳ mới kết chuyển để ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: 40.000.000
Có TK 5212: 40.000.000 (Theo thông tư 200)
4, Hạch toán hàng mua đang đi đường
4.1, Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hoá đơn mua hàng của các loại hàng chưa về nhập kho dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc
Có TK 111, 112, 141,. . .
Nếu hàng chưa về nhập kho dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112, 331,. . .
– Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, căn cứ hoá đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
– Trường hợp sang tháng sau hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, tại bến cảng, bến bãi, hoặc gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán; hoặc
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
– Trường hợp hàng mua đang đi đường bị hao hụt, mất mát phát hiện ngay khi phát sinh hoặc khi kiểm kê cuối kỳ, căn cứ vào biên bản về mất mát, hoa hụt, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
4.2, Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
– Đầu kỳ, kế toán căn cứ trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đang đi đường đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đang đi đường đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
– Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho (Còn đang đi trên đường cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường
Có TK 611 – Mua hàng.
Kế toán Việt Hưng vui mừng khi đã thực hiện thành công sứ mệnh chia sẻ những kiến thức chuyên môn sâu thực tế và tạo cơ hội cho học viên được thực hành ngay tại lớp. Hãy liên hệ Kế Toán Việt Hưng để trở thành kế toán thực thụ ngay hôm nay.
Kế toán Việt Hưng trao kiến thức, trao tương lai nghề kế toán!