Kinh nghiệm làm kế toán thương mại dịch vụ kỹ năng giỏi

Đánh giá

Kế toán thương mại dịch vụ phải làm những gì? Công việc của các kế toán viên có khác so với các ngành kế toán thuế, kế toán bán hàng không? Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng giới thiệu bạn đọc kinh nghiệm làm kế toán thương mại dịch vụ có kỹ năng giỏi.

Đối tượng hạch toán của kế toán thương mại dịch vụ

Đối tượng của kế toán thương mại dịch vụ là các mặt hàng hóa phân theo từng ngành như nông, lâm, thủy, sản, hàng công nghệ – thực phẩm tiêu dùng, vật tư thiết bị , thực phẩm chế biến, lương thực.

Hoạt động dịch vụ rất đa dạng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dịch vụ thưng mại, dịch vụ trong hoạt động kinh  doanh xuất nhập khẩu , du lịch, tư vấn , đầu tư, bảo hiểm, vận tải…

Nhiệm vụ kế toán thương mại dịch vụ

Các doanh nghiệp thương mại là những đơn vị trung gian. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại dựa trên việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp một loại hình dịch vụ. Vì vậy, để thực hiện tốt vai trò quản lý đắc lực, kế toán viên thương mại dịch vụ cần phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Phân tích, ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó tính toán chính xác kết quả kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán. Phát hiện kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí tài sản, tiền vốn của nhà nước, doanh nghiệp,…
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực và hữu ích phục vụ việc điều hành sáng suốt của quản lý doanh nghiệp.

Công việc của kế toán thương mại dịch vụ

kinh-nghiem-lam-ke-toan-thuong-mai-dich-vu-ky-nang-gioi

Công việc cần phải làm hàng ngày

  • Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho
  • Viết hoá đơn bán hàng cho khách.
  • Cân đối hàng tồn kho, trong trường hợp hàng tồn kho mà nhiều thì kế toán nên xuất bảng kê khách lẻ, viết hoá đơn “Khách lẻ không lấy hoá đơn” rồi kẹp bảng kê này vào hoá đơn để làm chi tiết. Với hoá đơn này không được xé ra khỏi cuống liên nào vì thực tế khách hàng đã không lấy hoá đơn kế toán nên lưu tại cuống tránh thất lạc, dễ quản lý.
  • Ghi chép lại các vấn đề liên quan trong quá trình phát sinh hàng năm để khi quyết toán còn nhớ giải trình và chuyển lại cho người làm sau.
  • Hạch toán giảm giá hàng bán theo thông tư 64/2013
  • Lập phiếu chi với những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay. Và lập phiếu thu với những hoá đơn bán ra thu tiền ngay
  • Lập giấy nộp tiền và đi nộp tiền các loại thuế. Lập bảng kê theo dõi số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế cần phải nộp
  • Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng. Lưu ý tránh nhầm lẫn công nợ giữa khách hàng này và khách hàng kia. Và không được bù trừ công nợ cho nhau. (trừ trường hợp đối tượng vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp).
  • Căn cứ hoá đơn mua hàng để hạch toán đồng thời theo dõi kho hàng hoá.
  • Đặt in hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn (nếu có).

Công việc cần làm hàng quý

  • Lập báo cáo thuế tháng, quý và tình hình sử dụng hoá đơn. Sử dụng báo cáo thuế qua mạng để đạt hiệu quả cao nhất
  • Lập BCTC đầy đủ gửi cho thuế, thống kê, ngân hàng
  • Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân

Công việc cần làm cuối năm

Đối với kế toán, những ngày cuối năm là những ngày quan trọng nhất. Trong những ngày này 1 kế toán thương mại dịch vụ cần thực hiện các công việc như sau:

  • In đầy đủ các sổ sách: sổ cái, sổ chi tiết
  • In các báo cáo chi tiết như: Báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ.
  • In các sổ chi tiết liên quan
  • Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để lưu, cất cẩn thận tránh ẩm ướt.
  • Quyển hoá đơn gốc thì đánh theo số quyển. Và kiểm tra lại trong năm có hoá đơn nào xếp quên ký và đóng dấu thì bổ sung luôn tránh sót lại khi quyết toán.

Kinh nghiệm làm kế toán thương mại giỏi

Để thực hiện tốt vai trò kế toán thương mại dịch vụ. Cần có được một số các kinh nghiệm cơ bản như:

  • Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó xác đinh được tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Biết lên kế hoạch kiểm tra thu chi tài chính,
  • Cần tự trang bị cho mình những kiến thức mới nhất về thuế hoặc các chế độ kế toán hiện hành

Không phải ai cũng có được 1 số kinh nghiệm cơ bản đó nhất là các bạn sinh viên mới tốt nghiệp kế toán ra trường. Cần phải bổ sung các kỹ năng kinh nghiệm làm việc thực hành với sổ sách chứng từ thực tế.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận