Khác biệt giữa kế toán HCSN và kế toán doanh nghiệp

Lĩnh vực kế toán rất rộng và đối với từng mảng kinh doanh lại có nghiệp vụ kế toán riêng biệt. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng nêu sự khác biệt giữa kế toán HCSN và kế toán doanh nghiệp. 

Kế toán hành chính sự nghiệp

Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp. Là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần lập dự toán để có thể quản lý và chủ động trong chi tiêu của mình. Dựa vào các báo cáo dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho từng đơn vị. Do đó, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân các đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước.

Kế toán vốn bằng tiền:

  • Phản ánh những con số hiện có và tình hình biến động của những loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm : Tiền mặt tại quỹ, tiền gởi tại các ngân hàng, kho bạc

Kế toán vật tư tài sản:

  • Phản ánh được số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tình hình biến động của các công cụ, dụng cụ, các sản phẩm, hàng hóa tại đơn vị.
  • Phản ánh được số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có, phản ánh tình hình biến động của tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa Tài sản tại các đơn vị.

Kế toán thanh toán:

  • Phản ánh những khoản nợ cần phải thu và tình hình thanh toán những khoản nợ cần phải thu theo từng đối tượng thanh toán ở cả trong và ngoài đơn vị.
  • Phản ánh những khoản nợ cần phải trả, các khoản trích nộp theo lương, nhũng khoản phải trả cán bộ viên chức và những khoản phải trả, cần phải nộp khác.
  • Các đơn vị các cá tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải đăng ký kê khai nộp thuế theo đúng như luật định.

Kế toán nguồn kinh phí, vốn quỹ:

  • Phản ánh việc tiếp nhận, việc quản lý sử dụng những nguồn kinh phí ngân sách cấp, nguồn kinh phí thu tại những đơn vị, nguồn kinh phí viện trợ, nguồn kinh phí tài trợ và thanh quyết toán những nguồn kinh phí, phản ánh những con số hiện có và tình hình biến động của nguồn kinh phí hình thành nên tài sản cố định.
  • Phản ánh tình hình trích lập và tình hình sử dụng quỹ của đơn vị : quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng,  quỹ phát triển HĐSN, quỹ phúc lợi.

Kế toán các khoản thu ngân sách:

  • Phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí và  những khoản thu SN phát sinh ở chính đơn vị
  • Phản ánh các khoản thu về HĐ SXDV, thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu lãi tiền gửi ….

Kế toán các khoản chi ngân sách:

  • Phản ánh được những khoản chi thường xuyên, chi sản xuất dịch vụ và chi phí của những hoạt động khác trên cơ sở đó để có thể xác định kết quả của các hoạt động sản xuất dịch vụ và của các hoạt động khác.
  • Phản ánh những khoản chi không Thường xuyên như : chi thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài Cấp bộ, ngành, chi nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước…..

Lập báo cáo tài chính và phân tích quyết toán của đơn vị:

  • Dựa trên cơ sở tổng số thu và chi của từng hoạt động để có thể xác định các kết quả chênh lệch thu chi để có những phương án phân phối số chênh lệch đó theo đúng như qui định của cơ chế tài chính.
  • Lập báo cáo tài chính theo đúng qui định để gởi lên cơ quan các cấp trên và các cơ quan tài chính.

Kế toán doanh nghiệp

ke-toa-doanh-nghiep

Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai mảng bộ phận chính mà chúng ta thường hay gọi là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Công việc của kế toán doanh nghiệp gồm: 

  • Giao dịch tiền gửi và tiền mặt; Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình;
  • Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm;
  • Kế toán chi phí và hạch toán giá thành;
  • Giao dịch ngoại tệ;
  • Hạch toán với đối tác (người mua, người bán);
  • Hạch toán với người nhận tạm ứng;
  • Hạch toán tiền lương với người lao động;
  • Hạch toán với ngân sách.

Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là:

  • Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán, kiểm toán theo chế độ kế toán.
  • Tiến hành kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các khoản công nợ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích thông tin số liệu kế toán.
  • Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu cho việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  •  Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty.
  •  Ghi chép quá trình sử dụng kinh phí (nếu có) của doanh nghiệp.
  •  Các công việc liên quan khác.

Kế toán viên khi tiếp nhận công việc tại một đơn vị nào đó, cần nắm rõ tính chất hoạt động tại doanh nghiệp. Như vậy bạn sẽ thực hiện nghiệp vụ và phối hợp với người khác một cách hoàn hảo nhất.  Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...