Nghiệp vụ kế toán thuế phải làm cho doanh nghiệp trong một năm tài chính gồm các công việc gì? Công việc của Kế toán thuế có những nét đặc trưng riêng biệt không giống với các nghiệp vụ kế toán thông thường. Do đó, để làm tốt kế toán thuế, bạn phải nắm vững các nghiệp vụ dưới đây.
Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân và tổ chức hoạt động kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước để phục vụ trở lại các hoạt động phúc lợi xã hội, phục vụ mục đích phát triển xã hội và an ninh quốc gia. Vậy nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là nghĩa vụ mà là trách nhiệm của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế.
Theo luật thuế, các Doanh nghiệp hoạt động có thể thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế sau:
– Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
– Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
– Thuế nhập khẩu
– Thuế xuất khẩu
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
– Thuế Thu nhập cá nhân
– Thuế tài nguyên
– Thuế nhà đất, tiền thuê đất
– Một số loại thuế khác như: thuế môn bài,…
– Phí và lệ phí
1. Công việc chính của kế toán thuế
- Nộp thuế môn bài: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là 30/1 của năm khai thuế
- Nộp tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn (đầu vào và đầu ra) của doanh nghiệp trong tháng vừa qua.
- Hóa đơn đầu ra phải kê khai ngay, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.
- Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
- Nộp báo cáo tài chính của năm vừa qua. Chậm nhất ngày 31/3 hàng năm
2. Công việc cụ thể từng tháng
> LƯU Ý: TH ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó (Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
THÁNG 1
Ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Lập tờ khai và nộp thuế môn bài
Đây là thời gian chuẩn bị nghỉ tết âm lịch nên ai cũng bận nhưng anh chị nên bố trí thời gian để rà soát lại thật kỹ chứng từ sổ sách năm cũ để lập báo cáo tài chính năm trước. Việc đó sẽ giúp ích cho anh chị rất nhiều
Trước ngày 30/1 phải lập và nộp các tờ khai thuế GTGT , TNCN(nếu có), TNDN tạm tính(nếu có), Báo cáo sử dụng hóa đơn của quý 4 năm trước
Cuối tháng Thực hiện các bút toán phân bổ TSCĐ, CCDC, CP trả trước
Cuối tháng Lập bảng thanh toán tiền lương
Tôi tạm gọi những việc : Ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Cuối tháng Thực hiện các bút toán phân bổ TSCĐ, CCDC, CP trả trước , Cuối tháng Lập bảng thanh toán tiền lương là việc hàng tháng. Tức là tháng nào cũng phải làm
THÁNG 2
Làm việc hàng tháng, đây thường là tháng tết, ai cũng trăm công nghìn việc lo tết nhất với gia đình, lo hoàn thành các việc ở công ty. Bạn có muốn tập trung nhiều cho công việc kế toán thuế ở tháng này cũng rất khó luôn. Đó là kinh nhiệm của tôi.
THÁNG 3
Làm việc & Tiếp tục rà soát lại thật kỹ chứng từ sổ sách năm cũ thêm một lần nữa . Hoàn thiện bộ hồ sơ quyết toán thuế TNDN, TNCN năm trước và nộp trước ngày thứ 90 bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay
THÁNG 4
Làm việc – Trước ngày 30/4 phải lập và nộp các tờ khai thuế GTGT , TNCN (nếu có), TNDN tạm tính(nếu có), Báo cáo sử dụng hóa đơn của quý 1 năm nay
THÁNG 5 + THÁNG 6: Làm việc hàng tháng
THÁNG 7: Làm việc & Trước ngày 30/7 phải lập và nộp các tờ khai thuế GTGT , TNCN (nếu có), TNDN tạm tính(nếu có), Báo cáo sử dụng hóa đơn của quý 2 năm nay
THÁNG 8 + THÁNG 9: Làm việc hàng tháng
THÁNG 10: Làm việc hàng tháng & Trước ngày 30/10 phải lập và nộp các tờ khai thuế GTGT , TNCN (nếu có), TNDN tạm tính (nếu có), Báo cáo sử dụng hóa đơn của quý 3 năm nay
THÁNG 11: Làm việc hàng tháng
THÁNG 12: Làm việc & nên dành thời gian nên thực hiện việc rà soát lại chứng từ năm nay
3. Quy trình làm kế toán thuế được thực hiện theo các bước
– Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh
– Bước 2: Lập chứng từ kế toán
– Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
– Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kì
– Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh
– Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế
4. Kết quả & trách nhiệm của kế toán thuế phải hoàn thành
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh/ hoàn thuế khi có phát sinh
- Check kiểm rà soát kiểm tra hóa đơn đầu vào, hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan
- Mỗi tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn doanh nghiệp
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế → báo cáo cục thuế
- Làm bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế theo thời gian, thư tự, số quyển không để thất thoát, hư hỏng
- Rà soát đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế. Soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện
- Lên kế hoạch thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp → nộp ngân sách
- Khi có nghiệp vụ phát sinh →Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế
- Đối chiếu hóa đơn VAT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra tại từng cơ sở
- Đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu (đối với DN có công việc kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu)
- Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp, phân loại theo thuế suất (hàng tháng)
- Lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ (hàng tháng)
- Cần theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của DN
- Liên kết phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán
Để trở thành một kế toán thuế giỏi, chuyên nghiệp bạn cần hiểu rõ và nắm vững những luật thuế mới nhất hiện hành. Để tránh làm sai, gây thất thoát cho doanh nghiệp. Liê hệ ngay với Kế toán Việt Hưng nếu bạn có thắc mắc nhu cầu học Kế toán thuế Online 098.868.0223 (Zalo)