Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Kế toán doanh nghiệp thương mại – Công tác kế toán có vai trò lớn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt trong doanh nghiệp thương mại thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo thì sẽ tồn tại và phát triển. Kế toán Việt Hưng chia sẻ các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ qua bài viết phía dưới đây.

kế toán doanh nghiệp thương mại
Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ

 

1. Đặc điểm kế toán thương mại, dịch vụ trong doanh nghiệp

a. Khái niệm

Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất, nhập khẩu, tới nơi tiêu dùng

Hoạt động kinh doanh thương mại nội địa là những hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước, chưa vượt qua biên giới quốc gia hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ mỗi quốc gia được quy định là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân trong nước với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân trong nước với nhau hoặc giữa thương nhân trong nước với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định.

b. Tổ chức kế toán thương mại, dịch vụ trong doanh nghiệp

Sổ sách và chứng từ sử dụng: Ngoài sổ sách và chứng từ sử dụng như trong các doanh nghiệp khác, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, tại các quầy hàng, cửa hàng, kế toán còn sử dụng các sổ: Thẻ quầy hàng; Sổ nhận hàng và thanh toán.

Tài khoản sử dụng cho phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Tài khoản 156- Hàng hóa.
  • Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường.
  • Tài khoản 157- Hàng gửi bán.
  • Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại.
  • Tài khoản 5212- Giảm giá hàng bán.
  • Tài khoản 5213- Hàng bán bị trả lại.
  • Tài khoản 632- giá vốn hàng bán.
  • Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối

 

  • Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

2. Các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ

 

2.1 Kế toán mua hàng hóa

Khi mua hàng hóa nhập kho, căn cứ vào các hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi:

 

Nợ TK 156- Trị giá mua hàng nhập kho.

Nợ TK 153- Trị giá bao bì tính riêng nhập kho nếu có

Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ 

            Có TK 331, 341, 111, 112…- Tổng giá thanh toán

 

Phản ánh các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh liên quan đến thu mua hàng hóa như vận chuyển, bốc xếp, hao hụt trong định mức…kế toán ghi:

 

Nợ TK 156- Tổng hợp chi phí thu mua hàng hóa.

Nợ 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

       Có 331, 111,112

Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng khi mua hàng hóa đã mua nhưng trả lại nếu có, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Trừ vào số nợ phải trả

Nợ 111,112: Nếu được nhận lại bằng tiền mặt

Nợ 1388- Người bán đã chấp nhận nhưng chưa thanh toán

      Có TK 156- Giá trị hàng hóa.

      Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

–  Các khoản chiết khấu được hưởng khi mua hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,331,1388… – Tổng số chiết khấu

            Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính.

 

2.2 Kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa

 

Các hình thức tiêu thụ hàng hóa:

  • Bán buôn trực tiếp: Là phương thức tiêu thụ hàng hóa mà trong đó người bán giao hàng trực tiếp cho người mua với khối lượng lớn
  • Bán lẻ hàng hóa gồm: Bán lẻ thu tiền tập trung, bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán hàng tự chọn, bán hàng tự động.
  • Bán hàng trả góp và ký gửi đại lý.
  • Bán hàng theo phương thức khoán.

Khi phát sinh việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, kế toán ghi

– Ghi nhận giá vốn:

 

Nợ TK 632- Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ

           Có TK 156, 151,…

– Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111, 112,, 131- Tổng giá thanh toán

            Có TK 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

            Có 3331- Thuế GTGT phải nộp nhà nước.

– Ghi nhận các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)  nếu có:

Nợ TK 5211, 5212, 5213

Nợ 3331- Giảm thuế GTGT phải nộp

      Có 111, 112, 131, 3388

 

– Riêng trường hợp hàng bán bị trả lại , kế toán phải bổ sung thêm bút toán giảm giá vốn:

 

Nợ TK 156

            Có TK 632

– Chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng, kế toán ghi:

Nợ TK 635

           Có TK 111,112, 131, 3388

–  Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ, xác định doanh thu thuần, kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính:

+  Kết chuyển các khoản giảm trừ:

Nợ TK 5111

           Có TK 5211, 5212, 5213

+  Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt

 Nợ TK 5111

            Có TK 3332, 3333

+    Kết chuyển doanh thu thuần

Nợ TK 5111

           Có 911

+    Kết chuyển giá vốn hàng bán và chi phí tài chính

Nợ TK 911

           Có TK 632, 635

Trên đây là các khái niệm và nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ mong rằng sẽ giú ích cho các bạn kế trong công việc tại DN thương mại nơi các bạn làm việc nói riêng & các bạn kế nói chung ở nhiều lĩnh vực.

                                                

                                                                   

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...