Tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ? Nguyên tắc xác định tỷ giá là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc chung cho các bạn kế toán viên nhé.
1. Căn cứ pháp lý xác định tỷ giá giao dịch thực tế
Trước ngày 01/01/2015 việc quy đổi nguyên tệ ra đồng Việt Nam để xác định doanh thu tính thuế. Được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh. Từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh theo quy định tại khoản 2, điều 5, luật 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều luật về thuế.
Về nguyên tắc và cách tính tỷ giá xác định doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, cá nhân đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại các thông tư sau:
- Thông tư 219/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn và thi hành một sô điều luật thuế GTGT
- Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn tính tỷ giá được xác định theo tỷ giá mua vào hoặc bán ra của ngân hàng thương mại
- Thông tư 78/2014/TT-BTC về việc bổ sung và quy định cách xác định doanh thu và chi phí theo tỷ giá liên ngân hàng.
2. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế
Căn cứ theo điều 69 của Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế quy định doanh nghiệp phải quy đổi doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ như sau:
Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
- Doanh nghiệp phát sinh doanh thu tức là khi ghi nhận khoản nợ phải thu/khách hàng thanh toán luôn. Thì thực hiện theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
- Doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí tức là khi ghi nhận khoản nợ phải trả/khách hàng thanh toán luôn. Thì thực hiện theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại của doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Như vậy thì doanh nghiệp phải xác định tỷ giá như thế nào? Theo quy định của kế toán hay quy định của pháp luật kế toán. Nếu doanh nghiệp áp dụng quy đổi tỷ giá theo quy định của kế toán. Thì nghĩa vụ thuế được xác định sẽ bị thay đổi so với quy định của thuế. Doanh nghiệp có phải theo dõi cả tỷ giá theo cơ quan thuế và tỷ giá theo quy định của kế toán không?
3. Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế mới nhất
3.1 Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ. Nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam. Thì người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Và tỷ giá quy định tại Khoản này để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ. Để thanh toán cho khoản nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau:
- Nộp tiền tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước. Thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ. Thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 4 sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ. Thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014. Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
3.2 Doanh nghiệp có nhiều khoản thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng
Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu; và giao dịch tại nhiều ngân hàng. Thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại. Nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá. Do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế). Để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ
Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. Tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán. Khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí. Thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.
Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ
Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh. Được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu. Hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch); tại thời điểm ứng trước.
Xác định tỷ giá giao dịch thực tế thì kế toán viên cần nắm vững những nguyên tắc cũng như phương pháp hạch toán tỷ giá. Những đổi mới trong những trường hợp phát sinh khi hạch toán. Chúc các bạn thành công.