Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng. Vậy kế toán viên hạch toán chiết khấu thương mại như nào? Trong bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc phương pháp hạch toán chiết khấu thương mại đối với bên mua – bên bán.
1. Chiết khấu thương mại là gì?
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC):
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
2. Cách hạch toán chiết khấu thương mại
– Khi lập hóa đơn bán hàng hoặc dịch vụ, giá trị hóa đơn sẽ phản ánh giá bán đã trừ đi chiết khấu thương mại. Thuế GTGT được tính trên giá đã trừ chiết khấu.
– Trong sổ kế toán, chiết khấu thương mại không được ghi nhận làm tăng giá vốn hàng bán mà làm giảm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200: Sử dụng tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại để ghi nhận khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng.
VÍ DỤ: Giả sử doanh nghiệp A bán hàng cho khách hàng và áp dụng chiết khấu thương mại. Giá bán chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng, chiết khấu thương mại là 10 triệu đồng, thuế GTGT là 10%.
Nợ TK 131 (Phải thu khách hàng): 99 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT 9 triệu đồng)
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ): 90 triệu đồng
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp): 9 triệu đồng
Có TK 5211 (Chiết khấu thương mại): 10 triệu đồng
– Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133:
VÍ DỤ: Tiếp tục với ví dụ trên của TT200 nhưng theo cách hạch toán của TT133, bút toán sẽ là:
Nợ TK 131 (Phải thu khách hàng): 99 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT 9 triệu đồng)
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ): 90 triệu đồng (đã trừ chiết khấu thương mại)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp): 9 triệu đồng
Không sử dụng tài khoản 5211, thay vào đó, chiết khấu thương mại được ghi giảm trực tiếp vào doanh thu bán hàng (TK 511).
→ Như vậy, theo Thông tư 133, doanh nghiệp không cần phải ghi nhận một tài khoản riêng biệt cho chiết khấu thương mại như trong Thông tư 200. Thay vào đó, giá trị chiết khấu thương mại đã được trừ ngay trong doanh thu khi ghi nhận bút toán.
→ Khi ghi nhận chiết khấu thương mại, bạn không cần phải ghi nhận một bút toán riêng biệt cho chiết khấu thương mại vì nó đã được trừ trực tiếp vào doanh thu từ bán hàng.
XEM THÊM: Cách hạch toán chiết khấu thanh toán
2.1 Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ
2.1.1 Chiết khấu thương mại theo từng lần mua
Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
=> Trên hoá đơn GTGT là giá đã chiết khấu rồi. (nên khi hạch toán không thể hiện khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán).
- Bên bán hạch toán:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hoá đơn
Có 511: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu (chưa có Thuế)
Có 3331: Thuế GTGT
- Bên mua hạch toán:
Nợ TK: 156: Giá trị trên hoá đơn
Nợ TK: 1331: Thuế GTGT
Có TK: 111, 112, 331
2.1.2 Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số
– Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ
Thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
=> Trường hợp này sẽ có 2 tình huống xảy ra như sau:
- Nếu số tiền Chiết khấu Nhỏ hơn số tiền trên hoá đơn cuối cùng: => Sẽ trừ trực tiếp trên hoá đơn cuối cùng
- Nếu số tiền Chiết khấu Lớn hơn số tiền trên hoá đơn cuối cùng: => Sẽ phải lập 1 hoá đơn điều chỉnh giảm các hoá đơn trước đó.
– Nếu kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hoá đơn
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán. Thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Bên bán hạch toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 521: Số tiền CK thương mại. (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 511: (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm.
Có TK 131, 111, 112 …
Bên mua hạch toán:
- Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho;
Nợ TK 111, 112, 331….: Số tiền CK thương mại
Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.
- Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán;
Nợ TK 111, 112, 331….: Số tiền CK thương mại
Có TK 632: Giảm giá vốn
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ
- Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Nợ TK 111, 112, 331….: Số tiền CK thương mại
Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ
- Nếu hàng đó đã sử dụng cho Sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Giảm chi phí đó xuống:
Nợ TK 111, 112, 331….: Số tiền CK thương mại
Có TK 154, 642… : Giảm chi phí SXKD, quản lý
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ
2.2 Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 511 (Nếu theo Thông tư 133)
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Chiết khấu thương mại được mọi tổ chức kinh doanh áp dụng để kích cầu. Do đó, kế toán viên cần nắm vững phương pháp hạch toán chiết khấu thương mại khi xử lý nghiệp vụ. Đừng quên tham gia theo dõi FANPAGE để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề về các khóa học kế toán tổng hợp. Chúc các bạn thành công!