Hạch toán hàng tồn kho theo TT 200 mới nhất

Đánh giá

Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Và được kiểm kê định kỳ theo tháng, quý, năm nhằm xác định được lượng hàng tồn đọng. Vậy hạch toán hàng tồn kho theo TT 200 như nào? Kế toán Việt Hưng chia sẻ bạn đọc nguyên tắc, phương pháp hạch toán hàng tồn kho.

1. Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho

+ Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để:

  • Phản ánh trị giá hiện có
  • Tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp

(nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

  • Hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp

(nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường;
  • Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
  • Sản phẩm dở dang;
  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Đối với sản phẩm dở dang:

Nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng:

Thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường

-> thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn

+ Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của DN

-> thì không được phản ánh là hàng tồn kho

+ Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định:

Giá gốc hàng tồn kho

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Xác định giá trị thuần có thể thực hiện được

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho & ghi nhận chi phí.

+ Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.

+ Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như:

Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.

+ Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải :

Xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý

Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế

+ Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch.

+ Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp tính theo giá đích danh
  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

+ Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ:

Phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho

(trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước)

Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật

Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

+ Đến cuối niên độ kế toán:

Nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

+ Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

+ Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

2. Hạch toán hàng tồn kho theo TT 200

Hạch toán hàng tồn kho

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cách hạch toán hàng tồn kho theo hai phương pháp như sau:

2.1. Phương kê khai thường xuyên

Các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 151,152..: Hàng tồn kho

Nợ TK 133 (nếu có): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 331,111,112…: Các tài khoản liên quan

Khi xuất bán hàng tồn kho

  • Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632: Gía vốn hàng bán

Có TK 151,152..: Hàng tồn kho

  • Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,131,…: Các tài khoản liên quan

Có TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 3331 (nếu có) : Thuế GTGT phải nộp

2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 611: Mua hàng

Có TK 151,152..: Hàng tồn kho

Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kể xác định giá trị hàng tồn kho tồn cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 151,152..: Hàng tồn kho

Có TK 611: Mua hàng

Trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh làm tăng, giảm trị giá hàng tồn kho phản ánh thông qua TK 611 (không phản ánh qua TK hàng tồn kho). 

Hạch toán hàng tồn kho theo TT 200 có sự khác biệt về phương pháp hạch toán. Do đó, kế toán viên cần cập nhật thông tư 200 để hạch toán chính xác nghiệp vụ. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận