Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?

Đánh giá

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh – cùng với sự phát triển của xã hội, các ngành nghề; lĩnh vực khác nhau cũng phát triển theo. Điều này đồng nghĩa nhiều tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nổi lên hàng loạt. Mục đích thành lập công ty là để kinh doanh thu lại lợi nhuận; khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay cũng xuất hiện tình trạng thành lập công ty nhưng không có hoạt động sản xuất gì cả? Vậy hãy cùng Kế Toán Việt Hưng đón xem bài viết ngay dưới đây cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Thành lập công ty là sự hình thành một pháp nhân được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh hoạt động. Các công ty mới này có thể là một văn phòng, một cửa hàng kinh doanh cụ thể, hoặc một nhà xưởng sản xuất… được đăng ký hoạt động dưới diện doanh nghiệp.

1. Khi thành lập công ty nhưng không kinh doanh mang lại lợi ích ra sao?

– Các hoạt động kinh doanh được nhà nước cho phép và bảo vệ

– Có con dấu pháp nhân riêng giúp cho các hoạt động ký kết hợp đồng diễn ta an toàn và hợp pháp hơn.

– Tăng độ uy tín với khách hàng hơn

– Được sử dụng hóa đơn tài chính( có thể xuất hóa đơn VAT cho khách hàng) điểm này hoàn toàn khác với hộ kinh doanh như shop quần áo, cửa hàng ăn uống,… đăng ký hình thức hộ kinh doanh chỉ xuất được hóa đơn bán lẻ

– Dễ dàng trong việc quảng bá hình ảnh và tiếp cận với khách hàng hơn

– Tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội với việc sử dụng trên 10 lao động theo quy định của pháp luật bạn phải đăng ký hình thức doanh nghiệp

thành lập công ty nhưng không kinh doanh
Các lợi ích khi thành lập công ty

Nếu trường hợp quy mô không lớn cũng đồng nghĩa với việc vốn đầu tư không nhiều cho nên chi phí kinh doanh cũng như thành lập luôn được đảm bảo trong mức tối thiểu nhất có thể.

🡪 Như vậy chúng ta đã biết được lợi ích của việc thành lập công ty rồi đó. Đó cũng là một phần lý do mà nhiều công ty mới được thành lập hàng năm. Thành lập công ty cũng nhiều nhưng đi kèm đó giải thể cũng nhiều, và trong số đó cũng có một số đó công ty thành lập mà không hoạt động. Vậy thành lập công ty nhưng không kinh doanh thì điều gì sẽ sảy ra? Vậy thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh cụ thể như thế nào?

2. 02 lý do thành lập công ty nhưng không kinh doanh

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không có hoạt động.

Đối với những doanh nghiệp này có thuộc trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh không? Những vấn đề về thuế thu nhập; bảo hiểm thì đối với những công ty này thì phải giải quyết như thế nào? Bên cạnh đó, việc thành lập công ty mà không kinh doanh thì có vi phạm pháp luật hay không? Có bị xử lý vi phạm hành chính không?

Đó là những câu hỏi luôn được đặt ra đối với những công ty rơi vào tình trạng đã đăng ký kinh doanh nhưng không kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau.

Và có nhiều lý do mà các cá nhân, tổ chức thành lập công ty rồi nhưng không kinh doanh. Đồng nghĩa là không tổ chức vận hành công ty để sản xuất, tạo ra lợi nhuận. Nhưng chúng ta sẽ chia ra làm hai nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.1 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh. Nguyên nhân này xuất phát từ chính chủ đích của những người thành lập nên công ty. Mục đích thành lập doanh nghiệp của họ không hướng tới việc kinh doanh. Trên thực tế có rát nhiều trường hợp họ thành lập công ty chỉ để có tư cách pháp nhân để phục vụ một mục đích khác.

Ví dụ: Thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng. Thành lập công ty để đấu thầu, thành lập công ty để ký kết một hợp đồng thời vụ nào đó. Họ chuyển kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán. Họ chưa có nguồn khách hàng đủ lớn và ổn định. Họ chưa xây dựng và vẽ ra cho mình được những chiến lược và bước đi dài hạn. Có thể là lý do về tài chính, sau khi thành lập doanh nghiệp thì nhận thấy rằng không đủ tài chính để vận hành công ty. Chính vì vậy, chủ sở hữu đã ngưng mọi hoạt động và không tiến hành kinh doanh nữa. Họ thiếu vốn, thiếu các mối quan hệ cần thiết…

Tuy nhiên, sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong khi còn quá nhiều cái thiếu như vậy đã dẫn tới một hệ lụy, Công ty thành lập xong họ không biết phải làm gì tiếp theo, không biết phải phát triển kinh doanh thế nào để duy trì hoạt động. Điều đó dẫn tới hiện trạng doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động trên thực tế.

Một nguyên nhân khác phải kể tới đó là: quyết định thành lập công ty không đúng thời điểm. Nhiều người quyết định chấm dứt kỷ nguyên làm chủ khi các điều kiện chưa thực sự chín muồi. 

Nhưng cũng là vấn đề tài chính nhưng do những điều kiện khách quan: dịch bệnh, thiên tai, cháy,… Đây là những nguyên nhân không mong đợi khiến cho công ty ngưng kinh doanh trong một thời gian dài; thậm chí là ngưng vĩnh viễn.

2.2 Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đã nêu, một nguyên nhân được xem là khách quan đó chính là yếu tố thị trường. Thương trường như chiến trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa bào giờ hết khốc liệt. Quy luật kinh tế thị trường vận hành cung cầu. Nó sẽ tự khắc đào thải những doanh nghiệp yếu thế, sức đề kháng kém. Những doanh nghiệp này không đủ năng lực để theo đuổi cuộc chơi dài hạn khi các nguồn chi hàng năm cứ vượt quá các khoản lợi nhuận thu về. Không tìm được lời giải cho bài toán khó mang tên kinh doanh. Các doanh nghiệp quyết định không kinh doanh nữa. Và điều này làm tăng lên hiện trạng thành lập công ty nhưng không kinh doanh.

3. Việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh hay còn gọi là “công ty ma” có sao không?

Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Điều 212 luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

thành lập công ty nhưng không kinh doanh
Giải pháp khi thành lập công ty nhưng không kinh doanh

🡪 Như vậy, nếu công ty của bạn ngưng hoạt động không kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4. Giải pháp khắc phục xử lý thành lập công ty nhưng không kinh doanh

Doanh nghiệp thành lập ra mà không kinh doanh thì đó là điều không mấy vui vẻ gì cả cho chủ doanh nghiệp đó: Nếu doanh nghiệp bạn thành lập mà bị rơi vào tình trạng đã thành lâpj mà không kinh doanh. Bạn cần một biện pháp để gỡ rối cho doanh nghiệp bạn. Vậy dưới đây sẽ có một số gợi ý cho doanh nghiệp bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm được phương án và lời giải phù hợp đối với doanh nghiệp minh.

4.1 Biện pháp trước mắt cho công ty thành lập nhưng không kinh doanh

Nếu doanh nghiệp bạn xác định trong khoảng một hai năm tới, doanh nghiệp của bạn có thể vẫn không kinh doanh. Thì thủ tục mà doanh nghiệp cần làm ngay đó là tạm ngừng kinh doanh.

Để tạm ngừng kinh doanh, doan nghiệp cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên sở KHĐT cấp tỉnh/thành phố. Khoản 1 điều 206 luật doanh nghiệp 2020 có quy định.

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Trong thời hạn tạm ngưng kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì doanh nghiệp sẽ nộp thông báo hoạt động trở lại lên cơ quan đưng ký kinh doanh.

4.2 Giải pháp lâu dài

Giải pháp tạm ngừng kinh doanh như đã trình bày ở trên chỉ mang tính giải pháp trước mắt. Bởi vì thời hạn ngừng kinh doanh chỉ trong 12 tháng. Vậy giải pháp lâu dài đối với những trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh là như thế nào?

Tìm biện pháp để công ty bạn có thể kinh doanh lâu dài.

Trước tiên, vẫn nên ưu tiên tìm hướng đi để giải quyết bài toán kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp của bạn có thể không kinh doanh trên thực tế nhưng về mặt pháp lý thì doanh nghiệp vẫn đang hoạt động. Vậy nên, nếu bạn vẫn muốn duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và kinh doanh với tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp cần làm gì? Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao công ty lại không thể kinh doanh hiệu quả. Tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn về vốn, nhân sự, thị trường, khách hàng… để doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh trở lại khi tình hình khả quan hơn.

Giải thể doanh nghiệp khi thành lập công ty nhưng không còn nhu cầu kinh doanh.

Trường hợp thứ hai, bạn không còn khả năng và cũng không còn muốn dùy trì việc kinh doanh với tư cách công ty. Thì thủ tục cần làm là giải thể doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, mặc dù công ty không kinh doanh trên thực tế nhưng về mặt pháp lý, công ty vẫn đang hoạt động. Công ty đang hoạt động thì vẫn chịu sự quản lý của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Một thực tế là rất nhiều người thành lập công ty nhưng không kinh doanh và họ cũng bỏ trôi công ty của mình luôn. “Bỏ trôi” ở đây là họ không thực hiện các nghĩa vụ về thuế, kế toán hàng quý, hàng năm, không nộp thuế, không nộp tờ khai thuế, không làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế hàng năm.

🡪 Vậy nên nấu không có ý định duy trì hoạt động của công ty thì nên làm thủ tục giải thể công ty từ sớm. Tránh tình trạng “bỏ trôi”, nếu thành lập doanh nghiệp nhưng không kinh doanh, cũng không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy đinh, công ty sẽ bị khóa mã số thuế. Lúc này, doanh nghiệp thực sự sẽ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng lan”. Nếu muốn khôi phục lại hoạt động hoặc giải thể, công ty sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nợ đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận