Hướng dẫn lập phụ lục giảm thuế GTGT năm 2022 theo 2 phương pháp

Đánh giá

Việc giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP đã được triển khai áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. Ngoài nắm bắt mức giảm chính xác của hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp, kế toán viên cũng cần chú ý đến việc lập phụ lục giảm thuế GTGT trên phần mềm kê khai thuế HTKK. Cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu 2 phương pháp kê khai trong bài dưới đây nhé!

Trước hết chúng ta cần biết, những đối tượng được giảm và đối tượng không được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định mới.

Theo Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm thuế GTGT. Cụ thể như sau:

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (chi tiết tại Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này).

d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT”.

Căn cứ theo quy định trên, nếu doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, DV thì dựa trên căn cứ loại hàng hóa, dịch vụ thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP để áp dụng việc giảm thuế GTGT theo quy định.

Còn với các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10% và không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%.

4 lưu ý khi lập hóa đơn áp dụng Nghị định 15

– Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.

phụ lục giảm thuế GTGT

– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022 thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

– Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

– Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2022 cùng với Tờ khai thuế GTGT.

Cách lập phụ lục giảm thuế GTGT (cả 2 phương pháp: khấu trừ và trực tiếp)

Cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế theo phương pháp khấu trừ

Ví dụ: trong kỳ doanh nghiệp cung cấp 3 mặt hàng: bánh, kẹo, rượu. Trong đó, mặt hàng bánh, kẹo thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT, mặt hàng rượu không thuộc đối tượng giảm thuế. Cách lập tờ khai và phụ lục giảm thuế GTGT của doanh nghiệp này sẽ được thực hiện như sau:

+ Bước 1: đăng nhập vào HTKK, chọn tờ khai thuế GTGT

+ Bước 2: chọn tờ khai thuế GTGT mẫu số 01 (áp dụng theo Thông tư 80), chọn tờ khai tháng hoặc quý bằng cách tích chọn vào ô tương ứng

+ Bước 3: điền kỳ tính thuế

+ Bước 4: tại danh sách Phụ lục, kéo chọn PL 43/2022/QH15, bấm đồng ý

+ Bước 5: HTKK hiển thị tờ khai Phụ lục, thực hiện kê khai Phụ lục giảm thuế GTGT

+ Bước 6: tại Phụ lục giảm thuế GTGT, chỉ điền thông tin các mặt hàng giảm thuế

+ Bước 7: quay lại Tờ khai điền danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% và điền bình thường các chỉ tiêu còn lại trong tờ khai như trước đây

+ Bước 8: kết xuất ra file xml và nộp

Cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh mảng khách sạn, nghĩa là có dịch vụ lưu trú và có cung cấp đồ uống là rượu cho khách, vậy dịch vụ lưu trú thuộc đối tượng được giảm thuế, mặt hàng rượu thì không. Vậy cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp như sau:

+ Bước 1: đăng nhập HTKK, chọn tờ khai thuế mẫu số 04 (áp dụng Thông tư 80)

+ Bước 2: chọn tờ khai tháng hoặc quý bằng cách tích chọn ô tương ứng

+ Bước 3: điền kỳ tính thuế

+ Bước 4: tại danh sách Phụ lục, kéo chọn PL 43/2022/QH15, bấm đồng ý

+ Bước 5: HTKK hiển thị tờ khai Phụ lục, thực hiện kê khai Phụ lục giảm thuế GTGT

+ Bước 6: tại Phụ lục giảm thuế GTGT, chỉ điền thông tin các mặt hàng giảm thuế

+ Bước 7: quay lại Tờ khai điền danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10%, lưu ý phải tự tính và sửa lại số thuế cần phải nộp sau khi giảm (khác với phương pháp khấu trừ)

+ Bước 8: kết xuất ra file xml và nộp

Thời điểm lập hóa đơn để được áp dụng giảm 2% thuế GTGT:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về ngày tháng năm lập hóa đơn như sau:

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Thời điểm lập hóa đơn để được áp dụng giảm 2% thuế GTGT

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”.

Căn cứ khoản 1 và điểm a, b khoản 2, Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

“1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp khác được hướng dẫn như sau:

a) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.

Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin với người mua.

b) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

“1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này… được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 7 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 7 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.

c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

h) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế. Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện”.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về lập phụ lục giảm thuế GTGT năm 2022 theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp. Để biết thêm các nội dung liên quan đến nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay fanpage của Kế Toán Việt Hưng nhé! Chúc bạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phúc Hồng
Phúc Hồng
Bình chọn :
     

Anh chị cho e hỏi cty e sản xuất nhưng do thiếu lđ nên có thuê công nhân cty DV cho thuê lđ, cuối tháng họ xuất hđ GTGT vậy e hạch toán: Nợ 622/ Có 331 hay Nợ 334/ Có 331 trước ạ. xin ac tư vấn giúp. xin cám ơn.

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Phúc Hồng

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này không phải nhân công của công ty mình thì không cho qua 334 đâu bạn. Bạn hạch toán Nợ 622, Nợ 133/ Có 331 luôn nhé.

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!