Nghỉ việc không trả sổ bảo hiểm là sai quy định pháp luật

Đánh giá

Nghỉ việc không trả sổ bảo hiểm – Dù chuyển công tác hay xin nghỉ thậm chí nghỉ trái luật thì bất cứ người lao động nào cũng vẫn được công ty trả sổ bảo hiểm sau 7 ngày làm việc hoặc chậm nhất không quá 30 ngày. Nghỉ việc không trả sổ bảo hiểm là sai quy định pháp luật. Hãy cùng đón xem bài viết Kế toán Việt Hưng ngay sau đây để hiểu hơn nhé

nghỉ việc không trả sổ bảo hiểm
Nghỉ việc không trả sổ bảo hiểm là sai quy định pháp luật

1. Nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ bảo hiểm?

Căn cứ theo Bộ luật lao động số 10/2012/QH13:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

⇒ Trong ít nhất 07 ngày làm việc hoặc chậm nhất là 30 ngày, người lao động sẽ được chủ sử dụng lao động trả Sổ bảo hiểm xã hội.

Nếu như công ty không trả đúng thời hạn, có thể khởi kiện công ty ra tòa án huyện / quận nơi công ty có trụ sở làm việc yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động. NLĐ có thể khiếu nại theo thủ tục được hướng dẫn tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Khi làm việc ở công ty khác mà chưa chốt được sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì thì vẫn tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới, chỉ cần thông báo mã số sổ bảo hiểm cho bên công ty mới để công ty kê khai bảo hiểm với cơ quan BHXH và nộp tiếp bảo hiểm theo mã số sổ cũ.

2. Chấm dứt hợp đồng làm việc trái luật thì khi nghỉ việc lấy sổ bảo hiểm có được không?

Căn cứ theo Tại Điều 43,49 Luật Việc làm năm 2013:

1 – Không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trong đó, tiền trợ cấp thôi việc là khoản tiền được trả cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc.

Như vậy, nếu chấm dứt hợp đồng lao đồng trái luật, người lao động hoàn toàn mất khoản trợ cấp này.

2 – Bồi thường cho chủ sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Ví dụ, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, khi nghỉ việc phải báo trước 45 ngày, tuy nhiên người lao động chỉ báo trước 30 ngày. Vì thế, người lao động phải trả cho người sử dụng lao động tiền lương tương ứng với 15 ngày không báo trước.

3 –  Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho chủ sử dụng lao động

Nếu người lao động đã được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của chủ sử dụng lao động, thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo này.

Chi phí đào tạo gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật chỉ bị mất một số quyền lợi và phải thực hiện một số nghĩa vụ như: Không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp; Phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước…

=> Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật vẫn được trả Sổ bảo hiểm xã hội theo đúng thời hạn như quy định nêu trên.

3. Thế nào là sa thải trái pháp luật?

Vi phạm dù chỉ 01 trong các yếu tố này đều được xác định là sa thải trái pháp luật:

– Đúng trình tự, thủ tục (Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

– Đúng thẩm quyền xử lý (khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

– Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật (Điều 124 BLLĐ)

– Đúng các nguyên tắc xử lý kỷ luật (Điều 123 BLLĐ)

– Đúng hành vi (Điều 126 BLLĐ, Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

– Không vi phạm các trường hợp đặc biệt không được xử lý kỷ luật (khoản 4 Điều 123 BLLĐ, Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận