2 phương thức bán hàng bán buôn & bán lẻ hiệu quả trong DN thương mại

Mọi doanh nghiệp thương mại đều áp dụng 2 phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ. Nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hệ thống mạng lưới kênh phân phối. Kế toán Việt Hưng sẽ giới thiệu chi tiết hai kênh bán hàng hiệu quả này. 

phương thức bán hàng
Hội trợ thương mại gian hàng thực phẩm Việt Nam

Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế hợp pháp. Một đơn vị kinh doanh độc lập được hình thành với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, lưu thông hàng hóa. Và cung ứng dịch vụ.

Có nhiều phương thức bán hàng khác nhau. Và mỗi doanh nghiệp thương mại lựa chọn cho mình phương thức bán hàng riêng phù hợp với hoạt động kinh doanh đó. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, bán buôn và bán lẻ giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

HAI PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG HIỆU QUẢ HIỆN NAY 

Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nước. Với các DN này thì chủ yếu sử dụng 2 phương thức kinh doanh: bán buôn và bán lẻ.

1. Bán buôn

Bán buôn là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn hoặc theo lô hàng với giá đã có chiết khấu cao hoặc giá gốc.  Bán buôn thường được áp dụng, hoặc hướng tới các trung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối…

-> Điểm mạnh: Phương thức này có thuận lợi là có thể giúp DN thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay của vốn do khối lượng hàng hoá tiêu thụ lớn

-> Điểm yếu: DN có thể có nguy cơ khủng hoảng thừa trong tiêu thụ do DN bị ngăn cách với người tiê dùng cuối cung bởi người mau trung gian hoặc bị chiếm dụng vốn do bên mua thiếu thiện chí, chậm thanh toán

Trong hình thức bán buôn có 2 phương thức cụ thể là : bán buôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

1.1. Bán buôn hàng hóa qua kho

  • Là việc DN bán hàng hóa, dịch vụ phải được xuất trực tiếp từ kho của mình.
  • Với việc bán buôn qua kho, DN có thể giao hàng trực tiếp cho KH tại kho hoặc chuyển hàng tới kho của bên mua/địa điểm theo như hợp đồng.

a/Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp

– Là hình thức bán hàng & giao ngay cho bê mua tại kho của người bán

– Hàng hoá được xác định là tiêu thụ khi bên mua đã nhận đủ hàng & ký vào hoá đơn mua hàng

b/Bán hàng qua kho theo hình thức gửi bán

– Hình thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, DN thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua/địa điểm nào đó bên mua quy định hợp đồng

– Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của DN thương mại

– Chỉ khi nào được bên bán kiểm nhận, thanh toán hoặc cấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ -> khi đó người bán mất quyền sở hữu về số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, khi đó người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao

– Chi phí vận chuyển do DN thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước của giữa 2 bên

+ Nếu DN thương mại chịu chi phí vận chuyển sẽ được ghi vào chi phí bán hàng

+ Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển sẽ phải thu tiền của bên mua

1.2. Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

  • Là việc DN thương mại sau khi đã mua hàng hóa, nhận được hàng, không đem về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua.
  • Với hình thức này, DN cũng có 2 hình thức là có tham gia thanh toán hoặc không tham gia thanh toán
a/ Bán buôn vận chuyển có tham gia thanh toán theo hình thức giao hàng trực tiếp (bản giao tay ba)

– Là hình thức bán mà người mua cử đại diện đến nhâận hàng do DN bán chỉ định theo hoá đơn của người đã nhận

– DN thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán

– Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng or chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ

b/ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán theo hình thức gửi bán

– DN sau khi mua hàng, nhận hàng của nhà cung cấp & chuyển đi bán thẳng cho bên mua tới địa điểm đã thoả thuận trước.

Hàng hoá gửi đi bán trong trường hợp này vẫn còn thuộc sở hữu của DN thương mại, khi nào bên mua nhận được hàng & thanh toán tiền hoặc cấp nhận thanh toán

-> thì hàng hoá mới được coi là tiêu thụ & DN thương mại lúc này mới được ghi nhận là doanh thu.

b/ Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán

– Thực chất đây là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, DN thương mại chỉ làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá nhưng không trực tiếp mua hàng hoặc bán hàng, tuỳ theo hợp đồng mà được hưởng một khoản tiền nhất định hay còn gọi là hoa hồng

– Khi đó, DN không ghi nhận nghiệp vụ mua và bán, bên mua hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán cho bên bán & vận chuyển hàng hoá về kho của mình

2. Bán lẻ

Bán lẻ là phương thức bán hàng hóa, dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ và giá thường ổn định. Phương thức này thường áp dụng trực tiếp với  người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông & đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị & giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.

Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định

Bán lẻ có nhiều hình thức thực hiện đa dạng hơn bán buôn. Cụ thể là:

  • Bán lẻ thu tiền tập trung

– Là hình thức bán hàng trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua & nghiệp vụ giao hàng cho người mua

– Mỗi quầy hàng có một nhân viện thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao.

– Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn & tích kê giao hàng cho khách or kiểm kê hàng hoá tồn qầy để xác định số lượng đã bán trong ngày, trong ca & lập báo cáo bán hàng

– Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền & nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ

  • Bản lẻ thu tiền trực tiếp

– Là hình thức người bán hàng thu tiền ngay của khách hàng & giao hàng cho khách

– Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền & nộp tiền cho thủ quỹ

– Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bá trong ca, trong ngày & lập báo cáo bán hàng.

  • Bán lẻ tự phục vụ

– Khách hàng mua hàng tự chọn lấy hàng và đem ra bàn thanh toán.

– Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng & thu tiền của KH

– Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng & bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách

– Các siêu thị phần lớn áp dụng hình thức này khá phổ biến.

  • Bán hàng tự động

– Là việc DN thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động để bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình

  • Gửi đại lý bán, ký gửi hàng

– Là DN thương mại sẵn sàng đem hàng hóa của mình cho các cơ sở đại lý bán hàng. Hoặc gửi đại lý bán trực tiếp sản phẩm cho mình.

– Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng & được hưởng hoa hồng đại lý.

– Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của DN thương mại cho đến khi DN thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán or thông báo về số hàng đã bán được, DN mới mất quyền sở hữu về số hàng này

  • Bán trả góp:

– Là việc bán hàng cho KH và KH trả tiền nhiều lần. Với hình thức này DN sẽ được nhận thêm một khoản lãi do KH trả chậm.

– Về thực chất người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng

– Tuy nhiên về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.

Hai phương thức bán hàng trong kinh doanh mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp thương mại. Góp phần tối ưu hóa hệ thống mạng lưới, kênh bán cho nhà sản xuất. Nếu bạn đang muốn triển khai kinh doanh hãy tìm hiểu tham khảo hình thức bán buôn, bán lẻ này nhé. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...