Trình bày báo cáo tài chính của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Đánh giá

Báo cáo tài chính của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục được trình bày như thế nào? Nguyên tắc ra sao? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với bạn đọc trong bài viết dưới đây. 

báo cáo tài chính

Sau một năm hoạt động, khi lập báo cáo tài chính. Kế toán phải xem xét tình hình hoạt động sắp tới của doanh nghiệp để lựa chọn lập BCTC cho đơn vị theo hướng tiếp tục hoạt động trong tương lai gần, hay buộc phải ngừng hoạt động.

Theo giả định hoạt động liên tục của kiểm toán, một đơn vị được xem là hoạt động liên tục trong tương lai có thể dự đoán được. BCTC cho mục đích chung được lập trên cơ sở hoạt động liên tục. Trừ khi Ban Giám đốc có ý định hoặc nguyên nhân khác buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị.

Khi sử dụng giả định hoạt động liên tục để lập và trình bày BCTC là phù hợp. Tài sản & nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở là đơn vị có thể thực hiện được giá trị tài sản & thanh toán được các khoản nợ phải trả của mình trong điều kiện kinh doanh bình thường.

Báo cáo tài chính của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau:

Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các quy định

  • Các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính”
  • Các chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
  • Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế

  • Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện.
  • Hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi.

  • Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

Phân loại tài sản và nợ phải trả:

Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

  • Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. 

Kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

  • Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
  • Khi lập BCTC, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước. 

-> Nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt

  • Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng.
  • Có vòng quay nhanh.
  • Thời gian đáo hạn ngắn.
  • Phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Các khoản mục

  • Doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo.
  • Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
  • Và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố. Không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

báo cáo tài chính 2

Khi lập BCTC tổng hợp

  • Giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
  • Số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

BCTC hằng năm đều phải lập để DN có cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động trong năm vừa qua. Qua đó có hướng đi cụ thể trong năm kế tiếp. BCTC được giả định cho DN hoạt động liên tục được https://ketoanviethung.vn/ trình bày trong bài viết trên. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận