Kê khai thuế GTGT hàng tháng, quý theo mẫu 01/GTGT dành cho các doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách kê khai trong bài viết dưới đây.
1. Truy cập vào phần mềm HTKK
(1) Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất => Chọn Đồng ý
(2) Chọn mục lần lượt Kê khai/Thuế Giá Trị Gia Tăng/ 01/GTGT Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (TT156/2013,TT26/2015)
(3) Chọn loại tờ khai: Tờ khai Tháng hoặc tờ khai thuế theo Quý/ Chọn Tờ khai lần đầu => Nhấn Đồng ý
(4) Nếu có: Chọn phụ lục kê khai – Còn nếu là những DN thông thường sẽ không cần chọn phụ lục -> sẽ kê khai trực tiếp trên tờ khai
Màn hình sẽ hiển thị Mẫu 01/GTGT như sau:
2. Hướng dẫn cách ghi tờ khai thuế GTGT khấu trừ theo mẫu 01/GTGT
Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ không phát sinh hóa đơn đầu ra, đầu vào
⇒ Bạn click vào đây. Vì dù không phát sinh gì thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT
Chỉ tiêu [22]: “Thuế GTGT kỳ trước còn được khấu trừ chuyển sang”
- Chỉ tiêu này sẽ bằng với chỉ tiêu [43] của kỳ trước chuyển sang => Phần mềm sẽ tự động cập nhật.
- Trường hợp cài mới HTKK hoặc do lỗi phần mềm mà phần mềm không cập nhật => Các bạn sẽ phải nhập bằng tay.
- Nếu các bạn nhập số liệu không bằng số liệu ở chỉ tiêu [43] của kỳ trước phần mềm sẽ báo lỗi như hình bên, khi đó các bạn sẽ phải xem lại và sửa cho đúng với số kỳ trước.
Chỉ tiêu [23]: Giá trị của hàng hoá dịch vụ mua vào
- Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT.
Chỉ tiêu [24]: Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào.
- Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng toàn bộ số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Chỉ tiêu [25]: Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này.
- Là số tiền thuế GTGT đầu vào hợp pháp, hợp lệ, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đủ điều kiện về thanh toán.
- Các hàng hoá dịch vụ mua vào không đủ điều kiện để khấu trừ các bạn không được cho vào chỉ tiêu này mà các bạn phải loại ra.
Như vậy, ta có thể thấy [chỉ tiêu 24] và chỉ tiêu [25] KHÔNG PHẢI LUÔN BẰNG NHAU, mà chỉ tiêu [25] < chỉ tiêu [24].
Cách kê khai hóa đơn đầu ra:
Có 5 trường hợp: Không chịu thuế, thuế suất 0%, thuế suất 5%, thuế suất 10%, không phải tính nộp thuế.
=> Xác định được doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế bao nhiêu % để kê khai chính xác. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu [26]: Giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT.
- Chỉ tiêu này là tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ.
- Các đối tượng không chịu thuế GTGT chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm phục vụ người khuyết tật, giáo dục, các hoạt động cộng đồng, an ninh quốc phòng….
Chỉ tiêu [29]: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 0%.
- Chỉ tiêu này là tổng doanh thu trong kỳ của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 0%.
- Các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0% chủ yếu là dành cho các hoạt động ở khâu xuất khẩu hay trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế.
Chỉ tiêu [30]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%.
- Chỉ tiêu này là tổng doanh thu trong kỳ của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%.
- Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu được quy định tại Điều 10 thông tư 219/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC
Chỉ tiêu [31]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%.
- Chỉ tiêu này là số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu mức thuế suất GTGT 5% ở chỉ tiêu [30].
Chỉ tiêu [32]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%.
- Chỉ tiêu này là tổng doanh thu trong kỳ của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%.
- Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% năm 2018 được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường.
Chỉ tiêu [32a]: Giá trị hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế GTGT.
- Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC (Bổ sung điểm g, khoản 7, Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC) và Thông tư 193/2015/TT-BCT (Bổ sung điểm h, khoản 7, Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Chỉ tiêu [34], [35] và [36]: phần mềm sẽ tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [37]: Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước.
- Sau khi kê khai bổ sung điều chỉnh xong >> Nếu xuất hiện chỉ tiêu [43] trên phụ lục KHBS của kỳ trước là số âm. Thì bạn nhập số tiền đó vào chỉ tiêu [37].
Chỉ tiêu [38]: Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước.
- Nếu làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ (chỉ tiêu [43] trên KHBS > 0) => Điều chỉnh số thuế GTGT được khấu trừ thêm trên chỉ tiêu [38] của tờ khai kỳ hiện tại.
Chỉ tiêu [39] đến chỉ tiêu [43]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [40b]: Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế.
- Đối với Doanh nghiệp có dự án đầu tư và cả sản xuất kinh doanh thì cần phải xác định phần thuế GTGT riêng biệt dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khi đó, Doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư theo mẫu 02/GTGT và hồ sơ khai thuế GTGT cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu 01/GTGT.
- Chỉ tiêu [40b] trên tờ khai 01/GTGT sẽ bằng chỉ tiêu [28a] trên tờ khai 02/GTGT.
Chỉ tiêu [42]: Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn.
- Đây là số thuế GTGT của doanh nghiệp đủ điều kiện và DN muốn được hoàn.
- Chỉ tiêu cuối cùng:
Chỉ tiêu [40]: Nếu xuất hiện số tiền ở đây thì mang tiền thuế đi nộp.
Chỉ tiêu [43]: Nếu xuất hiện số tiền ở đây thì phần mềm sẽ tự động chuyển sang chỉ tiêu [22] của kỳ sau. Không phải nộp tiền thuế.
Mẫu 01/GTGT: DOWNLOAD
Trên đây là cách kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, quý theo mẫu 01/GTGT rất chi tiết được thực hiện trên phần mềm kê khai thuế. Chúc bạn thành công.