Quyết toán thuế, doanh nghiệp cần làm gì?

Nhắc đến thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế hẳn doanh nghiệp nào cũng lo ngại. Đặc biệt là các bạn kế toán viên mới chưa trải qua cuộc thanh tra thuế nào. Vậy, thời gian quyết toán thuế khi bị thanh tra là bao lâu? Cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục khi bị thanh tra như nào? 

quyet-toan-thue

Thực tế khi bị thanh tra kiểm tra quyết toán thuế

Trên thực tế, việc thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp khi cơ quan thuế nắm được điểm sai sót. Thì mới truy thu được thuế và tiền nộp phạt theo chỉ tiêu. Đối với các doanh nghiệp khi có doanh thu ít hay thực hiện các quy định về luật thuế. Và kế toán khá tốt, đầy đủ thì ít khi bị thanh tra, kiểm tra hỏi đến.

Còn nếu doanh nghiệp muốn được thanh tra, kiểm tra cho gọn gàng sổ sách thì có thể mất một ít chi phí để mời đoàn xuống làm việc. Trường hợp này thì thời gian hoàn thành khá nhanh và tiền nộp phạt thường không nhiều bằng việc để có quyết định của cơ quan thuế.

Nội dung của buổi thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế tùy thuộc vào từng lỗi sai phạm của doanh nghiệp mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhân viên kế toán cần phải nắm được tình hình của doanh nghiệp. Cần phải chuẩn bị khi được hỏi và giải đáp các lỗi sai phạm của doanh nghiệp trong thời gian mình quản lý một cách chắc chắn. Không được trả lời theo sự giật dây hay mớm lời của nhân viên bên thuế. Những câu trả lời cần phải khẳng định sự chính xác và minh bạch, không ậm ừ để tạo điều kiện nhân viên thuế tìm ra sơ hở của mình. Như vậy mới đem lại lợi ích cho bản thân người kế toán và doanh nghiệp.

Thủ tục thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế

Căn cứ nội dung, quy định về việc thực hiện các thủ tục thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế đối doanh nghiệp:

– Luật thanh tra.

– Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/08/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp nộp thuế 

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyết toán với cơ quan thuế:

  • Cơ sở kinh doanh phải thực hiện tự quyết toán thuế hàng năm; và quyết toán thuế trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản với cơ quan thuế; và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác; trung thực của tờ khai quyết toán thuế của mình.
  • Trong thời hạn 60 ngày (đối với thuế GTGT). 90 ngày (đối với thuế TNDN) kể từ khi kết thúc năm dương lịch và 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập; hợp nhất; chia tách; giải thể; phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao bán khoán; cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Thì cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế. Và báo cáo kế toán năm cho cơ quan thuế. Và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày. Kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trách nhiệm của doanh nghiệp thuộc đối tượng được hoàn thuế:

  • Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ theo quy định tại mục II; phần D Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP. Ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT gửi cho cơ quan Thu. Hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng; trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai.
  • Bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp hồ sơ không rõ ràng, không đầy đủ.
  • Lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế. Cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra hoàn thuế tại cơ sở.

Quyền của doanh nghiệp khi được thanh tra, kiểm tra

  • Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định
  • Kiến nghị, giải trình về những nội dung thanh tra, kiểm tra.
  • Được nhận kết luận thanh tra, kiểm tra.
  • Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về các việc làm trái pháp luật; trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Đối với cơ quan thuế khi thanh tra kiểm tra doanh nghiệp

Quyền hạn trách nhiệm của cơ quan Thuế:

Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của doanh nghiệp. Bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế tại doanh nghiệp:

– Thông báo quyết định thanh tra, kiểm tra:

Quyết định thanh tra, kiểm tra phải được thông báo cho cơ sở kinh doanh ít nhất 7 ngày (đối với thanh tra). Và ít nhất 3 ngày (đối với kiểm tra) trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra bất thường khi có vi phạm pháp luật xảy ra.

– Thời hạn thanh tra, kiểm tra:

Thời hạn mỗi cuộc thanh tra tối đa là 30 ngày, mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày; kể từ ngày công bố quyết định thanh tra kiểm tra tại doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn; thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra.

– Thực hiện quyết định thanh tra, kiểm tra:

Đoàn thanh tra; kiểm tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra.

– Kết thúc thanh tra, kiểm tra:

  • Đối với kiểm tra: Chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định kiểm tra. Cơ quan thuế phải có văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra; và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra.
  • Đối với thanh tra: quy định về thời gian quyết toán thuế khi kết thúc thanh tra là trong thời hạn quy định về thanh tra. Đoàn thanh tra phải công bố dự thảo kết luận thanh tra. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra. Đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận chính thức những nội dung đã thanh tra; và gửi cho doanh nghiệp được thanh tra.

Lưu ý trước khi bị thanh tra quyết toán cho doanh nghiệp

Để việc kiểm tra quyết toán thuế được suông sẻ, kế toán viên thông báo cho giám đốc biết thời gian quyết toán. Và dành một phòng riêng cho cơ quan thuế làm việc. Nếu có một khoản thuế nào chưa được khai hoặc đã khai nhưng còn chưa đầy đủ. Kế toán viên cần nhanh chóng điều chỉnh lại để tránh bị phạt không mong muốn.

Sau đây là một số chia sẻ về công tác chuẩn bị trước khi quyết toán thuế.

Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp Hồ sơ phải là bản gốc hoặc bản photo công chứng

  • Giấy pháp đăng ký kinh doanh.
  • Các văn bản miễn, giảm thuế (nếu có).
  • Các công văn khác liên quan đến cơ quan thế.

Chuẩn bị và sắp xếp hồ sơ kế toán

Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Xuất nhập khẩu, môn bài, tiêu thụ đặc biệt. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN. Hoàn thuế sắp xếp theo của từng năm kèm giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (căn cứ để cơ quan thuế và doanh nghiệp đối chiếu công nợ thuế đến hết kỳ quyết toán).

Với những quy định cụ thể trên, các kế toán viên đã nắm được thủ tục và thời gian quyết toán thuế doanh nghiệp khi bị thanh tra. Nắm rõ thời hạn quyết toán thuế khi bị thanh tra giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc liên quan một cách nhanh chóng để có thể hoàn tất các công việc và lập báo cáo một cách chính xác nhất.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...