Kế toán trường học gồm những nghiệp vụ gì?

Đánh giá

Công việc của kế toán trường học cần làm những gì? Làm kế toán trường học có khác so với kế toán doanh nghiệp không? Chắc hẳn các bạn sinh viên ngành kế toán mới ra trường đều có chung câu hỏi lớn này. Để giải đáp câu hỏi này, Kế Toán Việt Hưng xin hướng dẫn chi tiết những công việc của kế toán trường học để các bạn tham khảo.

kế toán trường học
Kế toán trường học gồm những nghiệp vụ gì?

1. Kế toán trường học là gì? 

Hiện nay mọi ngành nghề đều cần đến kế toán viên. Không chỉ ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ mà ngay cả trường học cũng cần đến kế toán. Để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.

Kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thu – chi ngân sách, nhận rút dự toán. Đây là bộ phận tham mưu cho cán bộ lãnh đạo nhà trường. Giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng tổ chức, quản lý trong công tác tài chính – kế toán theo chế độ Nhà nước ban hành.

2. Nhiệm vụ chung của kế toán trường học

  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán
  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán:
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
  • Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
  • Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Theo dõi, phối hợp, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán của các đơn vị trong Trường.
  • Tham gia các hội đồng: Thi đua khen thưởng, xét học bổng, kiểm kê thanh lý tài sản, đấu thầu,…, và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong Nhà trường.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà trường giao.

Kế toán trường học

3. Công việc của kế toán trường học là gì?

  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phân nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng trường, lập quyết toán văn phòng cơ quan
  • Theo dõi công nợ khối văn phòng, quản lý tổng quát công nợ toàn cơ quan. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn cơ quan
  • Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
  • Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
  • Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
  • Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
  • Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
  • Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng kế toán tài vụ
  • Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến ….

Công việc của kế toán trong trường học là phải căn cứ vào tình hình thu, chi thường xuyên và các khoản phát sinh thực tế trong năm kế toán. Phải tổng hợp và khái quát được toàn bộ tình hình kinh tế tài chính trong năm. Để lập thuyết minh dự toán cho năm tài chính tiếp theo.

4. Kế toán chi tiết các phần hành trong kế toán trường học

Kế toán tiền và vật tư:

Phản ánh tình hình giao nhận dự toán thu – chi ngân sách Nhà nước. Tình hình tăng giảm vật tư và các cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

Kế toán tài sản cố định:

Hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định:

– Mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ, mua sắm, được cấp trên cấp

– Tính hao mòn TSCĐ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ….

Kế toán các khoản thu:

Các khoản thu của hoạt động thường xuyên như: học phí của học sinh, kinh phí xây dựng

Kế toán các khoản chi:

Phải trả nhà cung cấp về thiết bị vật tư trường học, phải trả học sinh và các đối tượng khác, chi cho hoạt động thường xuyên

Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm:

Hàng tháng tính lương cho giáo viên, trích lương để đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN… và chi lương

Kế toán các nguồn kinh phí:

Hạch toán nghiệp vụ nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp: Nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án…

Cuối kỳ thực hiện kết chuyển các nghiệp vụ, lên sổ sách và báo cáo tài chính:

Thực hiện các bút toán để xử lý các loại dự toán, các nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối niên độ kế toán

THAM KHẢO: Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp trường học

Kế toán trường học không có nhiều nghiệp vụ phức tạp như các ngành kế toán khác. Chính vì vậy các kế toán viên sẽ không gặp khó khăn trong các thao tác xử lý nghiệp vụ.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận