Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ

Cách xuất hóa đơn bán lẻ như thế nào mới đúng quy định là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán viên. Cùng kế toán Việt Hưng làm rõ chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại hóa đơn thường gặp 

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Các loại hóa đơn khác, gồm: Vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác…

Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ 

xuat-hoa-don-ban-le
Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên khi doanh nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng phải hợp lý, chặt chẽ và đúng nguyên tắc theo quy định của luật và cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận.

Xuất hóa đơn bán lẻ với hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng 

Theo thông tư 153/2010/TT-BTC thì đối với mỗi đơn hàng trị giá dưới 200.000đ. Mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn thì hàng ngày (số lượng nhiều). Hàng tháng (số lượng ít) nhân viên kế toán sẽ lập một bảng kê theo mẫu số 5.7 – Phụ Lục 5 ban hành kèm theo TT 153/2010/TT-BTC để xuất chung trên 1 tờ hóa đơn. Chúng ta không cần tách giá trị hóa đơn bán lẻ ra thành nhiều hóa đơn.

Nội dung cần kê khai trên bảng kê cần có đầy đủ các thông tin sau. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 điều này,

– Người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ. Bảng kê phải có tên. Mã số thuế và địa chỉ của người bán. Tên hàng hóa dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập bảng kê.

– Trường hợp người bán hàng nộp thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ. Thì bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa dịch vụ bán ra ghi trên bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. (Mẫu số 5.7 phụ lục 5 ban hành kèm theo thông tư này).

Xuất hóa đơn bán lẻ với hàng hóa, dịch vụ lớn hơn 200.000 đồng 

Trong trường hợp này kế toán bắt buộc phải lập hóa đơn bán lẻ cho từng khách hàng đó. Chứ không được xuất gộp của nhiều đơn hàng như đối với trường hợp đơn hàng dưới 200.000đ.

Chúng ta xuất hóa đơn dựa theo quy định sau. “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000đ trở lên mỗi lần. Người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có). Thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn “. Hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” “. Sau khi lập hóa đơn chúng ta giữ lại liên một và liên hai trên quyển hóa đơn còn liên 3 vẫn có thể lưu chuyển nội bộ để hạch toán. Quy định này không áp dụng đối với các công ty, cửa hàng xăng dầu.

Đối với trường hợp thứ hai rất nhiều kế toán cho rằng điều đó không quan trọng. Bởi vì làm sao nhân viên thuế lại biết được người đó mua hàng có giá trị trên 200.000đ hay không. Quả thật việc này cũng rất khó nhưng để xác định được. Thì chúng ta chỉ cần lấy tổng giá trị tiền hàng rồi chia cho số lượng của mặt hàng nào đó. Nếu giá trị đơn vị của mặt hàng đó lớn hơn 200.000đ. Như vậy chúng ta đã thực hiện việc lập hóa đơn sai quy định tại thông tư số 153/2010/TT-BTC.

Trên đây là bài viết của kế toán Việt Hưng về những quy định xuất hóa đơn bán lẻ. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...