Cập nhật mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiệu lực 1/7/2020

Ngày 05 tháng 5 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí, tổ chức thu phí, người nộp phí, các trường hợp miễn phí, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, kê khai nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thay thế cho Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay dưới đây!

mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Cập nhật mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiệu lực 1/7/2020

4 Mẫu văn bản Phụ lục đính kèm: TẢI VỀ

1. 7 trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Tại Điều 5. Các trường hợp miễn phí (Nghị định 53/2020/NĐ-CP):

(1) Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

(2) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

(3) Nước thải sinh hoạt của:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;

c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

(4) Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

(5) Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

(6) Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân (Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải)

(7) Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phải nộp

Tại Điều 6. Mức phí (Nghị định 53/2020/NĐ-CP):

2.1 Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch (Chưa bao gồm thuế VAT)

LƯU Ý: Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

2.2 Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TTLưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)Mức phí (đồng/năm)
1Từ 10 đến dưới 204.000.000
2Từ 5 đến dưới 103.000.000
3Dưới 52.500.000

b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C (Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

Trong đó:

F là số phí phải nộp.

f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TTThông số ô nhiễm tính phíMức phí (đồng/kg)
1Nhu cầu ô xy hóa học (COD)2.000
2Chất rắn lơ lửng (TSS)2.400
3Thủy ngân (Hg)20.000.000
4Chì (Pb)1.000.000
5Arsenic (As)2.000.000
6Cadimium (Cd)2.000.000

c) Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).

d) Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

3. Công thức xác định số phí phải nộp | Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Tại Điều 7. Xác định số phí phải nộp (Nghị định 53/2020/NĐ-CP):

(1) Nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Số phí phải nộp (đồng)=Số lượng nước sạch sử dụng (m3)x

Giá bán nước sạch

(đồng/m3)

xMức thu phí

Trong đó:

a) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

b) Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

c) Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

(2) Nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

b) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.

Trong đó:

Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý (Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

c) Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng)  =  Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3)  x  Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)  x  0,001  x  Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định pháp luật: Căn cứ xác định hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau:

(i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng;

(ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng;

(iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

  • Trường hợp có 2 nguồn dữ liệu ((i) và (ii) hoặc (i) và (iii)) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i).
  • Trường hợp có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật: Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24 giờ, trong đó: hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo. Trường hợp thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

d) Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi của cơ sở là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

 4. Cách thức kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

Tại Điều 8 (Nghị định 53/2020/NĐ-CP):

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thảiNgười nộp phí phải thực hiện

ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạchNộp phí BVMT + Thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng cho tổ chức cung cấp nước sạch
Tự khai thác nước để sử dụngKê khai phí theo Mẫu số 01: “Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” của Nghị định này.

ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên
  • Hàng quý, chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này) với tổ chức thu phí và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước
  • Nộp bổ sung số phí phải nộp theo Thông báo của tổ chức thu phí (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có Thông báo (Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải)
Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày
  • Nộp phí cố định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này
  • Kê khai phí một lần với tổ chức thu phí khi mới bắt đầu hoạt động (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này)
  • Thời gian khai chậm nhất là ngày 20 tháng liền sau tháng bắt đầu hoạt động
  • Nộp phí một lần cho cả năm theo Thông báo của tổ chức thu phí, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm
  • Riêng cơ sở bắt đầu hoạt động sau ngày 31 tháng 3 hàng năm thực hiện nộp phí theo Thông báo của tổ chức thu phí trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có Thông báo

TRƯỜNG HỢP KHÁC

Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh)
  • Hàng quý, chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này) nộp cho Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
  • Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường và Thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được Tờ khai phí của cơ sở sản xuất, chế biến
  • Gửi các cơ sở sản xuất, chế biến thực hiện nộp phí theo Thông báo.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, quản lý nộp phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở này.

Trên đây là những chia sẻ Kế toán Việt Hưng cập nhật mới nhất mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiệu lực 1/7/2020 theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP – Cùng tham gia ngay Khoá học kế toán Online thu về những kỹ năng nghiệp vụ hiệu quả ngay sau với 30 ngày học!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *