Kinh nghiệm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước

Đánh giá

Quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước thì xử lý như thế nào? Kế toán Việt Hưng chia sẻ tình huống nếu có phát sinh người nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì cách giải quyết sẽ có trong bài viết ngay dưới đây.

quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước
Kinh nghiệm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước

1. Đối tượng người lao động nước ngoài được và không được cấp phép làm việc tại Việt Nam

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Bộ luật lao động quy định)

Áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp phép, cụ thể gồm các đối tượng như sau:

– Thực hiện hợp đồng lao động

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

– Chào bán dịch vụ

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Tình nguyện viên (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam

Áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được cấp phép, cụ thể gồm các đối tượng như sau:

–  Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn

–  Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần

–  Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

–  Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ

–  Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được

–  Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư

– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)

–  Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

–  Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

2. Xác định cách tính thuế TNCN đối người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

2.1 Trường hợp cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Hồ sơ khai thuế: Tờ khai 02/KK – TNCN (Thông tư số 92/2015/TT-BTC)

Thuế TNCN phải nộp   = Thu nhập chịu thuế x    Thuế suất 20%

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế:

– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế

– Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)

 
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước
Cá nhân người nước ngoài không hiện diện và hiện diện có mặt tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động

(Tại Khoản 1,2  Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Thời hạn nộp: Trước ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế tại cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc hoặc nơi phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam)

2.2 Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam

Người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, cách tính thuế TNCN phụ thuộc vào thời gian làm việc qua cách tính sau:

– Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế)

Thuế TNCN phải nộp   = Thu nhập tính thuế  x Thuế suất
BậcThu nhập tính thuế /thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
15 triệu đồng (trđ)5%0 trđ + 5% TNTT5% TNTT
2Từ 5 trđ đến 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ
3Từ 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ
4Từ 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ
5Từ 32 trđ đến 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ
6Từ 52 trđ đến 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ
7Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ

– Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì khấu trừ theo Biểu thuế toàn phần (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

2.2.1 Về thủ tục kê khai thuế

Hồ sơ khai thuế: Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN

Thời hạn: Trước ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế tại Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc hoặc nơi phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam)

2.2.2 Về quyết toán thuế

Cá nhân khai trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN
  • Bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN
  • Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có) (*)
  • Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có)

(*) Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay:

Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC,

– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

3. Tình huống quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước

(1)  Dựa vào Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về người nộp thuế (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)
 
“Điều 1. Người nộp thuế
 
…Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
 
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
 
…1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
 
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)
 
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.”
 

(2) Dựa vào Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về Thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

 
– Tại Điểm a.5 Khoản 3 Điều 21 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp
 
“Điều 21.
 
…3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16
 
“2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan khai thuế
 
a) Nguyên tắc khai thuế
 
…a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
 
…- Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.”

KẾT LUẬN: Công ty có người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú theo quy định của Luật thuế TNCN đã kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho Công ty để quyết toán thuế TNCN nếu Công ty cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh (quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước)

 4. Tình huống quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài vắt năm

Dựa vào Khoản e.2  Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính

Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.

Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài về nước
Quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài vắt năm

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THUẾ TNCN cho người nước ngoài

Ông X là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ngày 01/6/2019 đến 31/5/2021. Năm 2019, ông X có mặt tại Việt Nam 80 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 134 triệu đồng. Năm 2020, ông X có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ 01/01/2020 đến hết ngày 31/5/2020 là 110 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 106 triệu đồng; từ ngày 01/6/2020 đến 31/12/2020, ông S có mặt tại Việt Nam là 105 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 122 triệu đồng. Ông X không đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Số thuế thu nhập cá nhân của Ông X phải nộp được xác định như sau:

+ Nếu tính theo năm 2019, Ông X là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày 01/6/2014 đến hết ngày 31/5/2015, tổng thời gian ông X có mặt tại Việt Nam là 190 ngày (80 ngày + 110 ngày). Vì vậy, ông X là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

+ Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày 01/6/2019 đến ngày 31/5/2020):

– Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất: 134 triệu đồng + 106 triệu đồng = 240 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh: 9 triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế: 240 triệu đồng – 108 triệu đồng = 132 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 60 triệu đồng × 5% + (120 triệu đồng – 60 triệu đồng) × 10% + (132 triệu đồng – 120 triệu đồng) × 15% = 10,8 triệu đồng

+ Năm tính thuế thứ hai (từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015): Ông X có mặt tại Việt Nam 215 ngày (110 ngày + 105 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

– Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2015: 106 triệu đồng + 122 triệu đồng = 228 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh : 9 triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế năm 2020: 228 triệu đồng – 108 triệu đồng = 120 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2020: (60 triệu đồng × 5%) + (120 triệu đồng – 60 triệu đồng) × 10% = 9 triệu đồng

+ Quyết toán thuế năm 2020 có 5 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ tháng 01/2020 đến tháng 05/2020)

– Số thuế tính trùng được trừ: (10,8 triệu đồng/12 tháng) x 5 tháng = 4,5 triệu đồng.

– Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp năm 2020 là : 9 triệu đồng – 4,5 triệu đồng = 4,5 triệu đồng

Mong rằng những chia sẻ kinh nghiệm các tình huống quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước, vắt năm cùng cáh tính thuế TNCN sẽ hữu ích cho cá bạn nhà kế trong công tác quyết toán NLĐ nước ngoài.

 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

5 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thanh Truc
Thanh Truc

NGười nước ngoài chuẩn bị về nước, mà những năm trước công ty đã quyết toán thuế. Riêng thuế trong năm 2021 chưa quyết toán ạ
Vậy khi về nước, cá nhân làm mỗi tờ khai quyết toán trong năm 2021 thì có đúng ko ạ

hay phải tính từ khi có mặt tại Việt Nam ạ (Vì những năm trước đã quyết toán tại công ty ạ)