Kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu bia rượu

Thuế xuất nhập khẩu bia rượu – Theo hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia, rượu cao nhất Đông Nam Á. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các Doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng nhập khẩu bia, rượu từ các nước. Vậy nhập khẩu bia,rượu cần những thủ tục gì? Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu bia rượu

thuế xuất nhập khẩu bia rượu
Kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu bia rượu

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2019 file excel: TẠI ĐÂY

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2019: TẠI ĐÂY

Mã HS Việt Nam 22 – Đồ uống, rượu và giấm

Chương 22   – Đồ uống, rượu và giấm

MÃ HSMÔ TẢ HÀNG HOÁ
2201Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết
2202Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước
2203Bia sản xuất từ malt
2204Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09
2205Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm
2206Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa c
2207Cồn êtilích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn êtilích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ
2208Cồn êtilích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác
2209Giấm và chất thay thế giấm làm từ axít axetíc

Một số ký hiệu đặc biệt trong biểu thuế

Các bạn lưu ý trong biểu thuế sử dụng một số ký hiệu đặc biệt sau:

(*): Hàng hóa không chịu thuế VAT

(5): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 5%

(10): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 10%

(*,5): Không chịu thuế NK, thuế VAT 5%

(*,10): Không chịu thuế NK, thuế VAT 10%

1. Căn cứ vào quy định pháp luật thuế xuất nhập khẩu bia rượu

Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu:

Mục 5. NHẬP KHẨU RƯỢU

Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu

1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.

3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:

a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

Điều 31. Nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường.

 
Nghị định 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
thuế xuất nhập khẩu bia rượu
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật an toàn thực phẩm
 
 
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

2. Tiến hành thủ tục hàng nhập khẩu & bộ hồ sơ hải quan thuế xuất nhập khẩu bia rượu

Tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
 
“Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
 
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
 
– Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
 
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
 
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp
 
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
 
– Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
  • Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
 
– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp
 
– Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
  • Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
– Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
 
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
 
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
 
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
 
 Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;
 
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
 
Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Lưu ý khi tiến hành nhập khẩu rượu:

– Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh, phân phối rượu

 
– Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi hàng về
 
– Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
 
– Tiến hành đăng ký và dán tem
 
Mặt hàng bia, rượu nhập khẩu để kinh doanh, tuỳ theo từng loại cụ thể, có thể chịu các loại thuế khi nhập khẩu gồm: thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề Kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu bia rượu. Hãy đến kế toán Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online học liền làm được ngay.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *