Kế toán khách sạn | Không thể phủ nhận khi lĩnh vực khách sạn là một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn – du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Vậy làm thế nào để bạn vượt mặt các đối thủ cạnh tranh và thành công với vị trí kế toán khách sạn thăng tiến trong tương lai. Biết cách xây dựng ngân sách hoạt động hàng năm của khách sạn, dự báo tình hình hoạt động hàng tháng, quý. Thực hiện và kiểm tra các quy trình hoạt động của bộ phận kế toán khách sạn; cũng như điều hành hoạt động, giải quyết các vấn đề của phòng Tài chính – Kế toán. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tham gia khoá học ngay sau đây.
1. Nội dung số dư đầu kỳ kế toán khách sạn
Bước 1: Khai báo thông tin phòng ban, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp – Cách khai báo khoa học, cách cập nhật từ file excel lên phần mềm, cách đối chiếu lại thông tin.
Bước 2: Hướng dẫn cập nhập Bảng phân bổ công cụ dụng cho bộ phận quản lý và bộ phận dịch vụ
Bước 3: Hướng dẫn cập nhật bảng trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận dịch vụ Khách sạn, cho bộ phận quản lý.
Bước 4: Hướng dẫn cập nhập công nợ phải thu của khách hàng.
Bước 5: Hướng dẫn cập nhật công nợ phải trả của nhà cung cấp
Bước 6: Cập nhập thông tin số dư trên Cân đối tài khoản.
2. Hạch toán các phát sinh trong kỳ kế toán khách sạn
Phần 1: Về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Hướng dẫn hạch toán mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty khách sạn.
- Hướng dẫn mua CCDC về với trường hợp nhập kho vào kho trong khách sạn, theo dõi báo cáo CCDC.
- Hướng dẫn xuất kho CCDC theo định mức trong khách sạn
Phần 2: Về chi phí trả trước
- Tập hợp hồ sơ cho xây dựng cơ bản trong khách sạn, Hướng dẫn hạch toán chi phí xây dựng cơ bản
- Tập hợp Kết chuyển từ chi phí XDCB về chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí trả trước vào việc phân bổ cho chi phí dịch vụ khách sạn và quản lý thích hợp
- Các chi phí trả trước khác trong khách sạn như như chị phí sữa chữa nhà (nếu nhà đi thuê), chi phí sữa chữa cầu thang, các chi phí khác của các gói sữa chữa trong khách sạn cần theo dõi
- Hướng dẫn bước đối chiếu chi phí trả trước giữa báo cáo chi tiết so với báo cáo tổng hợp
Phần 3: Về Tài sản cố định
- Phân biệt rõ TSCĐ trong khách sạn khác với chi phí đầu tư XDCB ban đầu, thông tư áp dụng khấu hao TSCĐ trong khách sạn
- Hướng dẫn hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ
- Hướng dẫn khấu hao TSCĐ vào chi phí quản lý và trích khấu hao vào chi phí tính ra giá thành trong khách sạn
- Hồ sơ mua mới CCDC và TSCĐ
- Thanh lý TSCĐ, hồ sơ thanh lý TSCĐ, bút toán điều chỉnh, ghi giảm TSCĐ, nguyên tắc viết hóa đơn thanh lý tài sản cố định
Phần 4: Về Công cụ dụng cụ
– Phần Công cụ dụng cụ được đưa vào 2 hướng hạch toán:
Trường hợp 1: Mua CCDC về nhập kho. Các tình huống nhập kho – cân đối định mức CCDC xuất kho theo tháng tính và chi phí (lưu ý đặc thù khi xuất CCDC trong khách sạn là gì)
Trường hợp 2: Mua CCDC về sử dụng ngay. Ghi tăng – Phân bổ CCDC tính vào chi phí
– Hướng dẫn đối chiếu CCDC nhập kho và sử dụng ngay trên báo cáo tài chính so sánh với báo cáo công cụ dụng cụ.
Phần 5: Về chi phí tiền lương, hồ sơ lương trong công ty khách sạn
- Lập hồ sơ lương đầy đủ, lương làm thêm giờ, phương pháp hạch toán lương theo thông tư 200 và thông tư 133, điểm khác biệt
- Phân biệt lương từng bộ phận, hồ sơ lương của bộ phận có BHXH
- Lập bảng lương cho bộ phận văn phòng, quản lý lễ tân có BHXH
- Lương thời vụ, lương cộng tác viên trong công ty khách sạn
- Bảng chấm công trong khách sạn
- Hồ sơ chi lương, Giấy ủy quyền chi lương trong khách sạn
Phần 6: Về các chi phí mua ngoài khác
- Các chi phí quản lý, chi phí trực tiếp thi công khác
- Hồ sơ đi kèm của các chi phí này
- Hướng dẫn hạch toán chi phí giặt là
- Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển trong khách sạn
Phần 7: Về hạch toán doanh thu và các vấn đề về hóa đơn
- Hạch toán doanh thu, điều chỉnh doanh thu khi có sự tăng giảm
- Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp. Hạch toán và phân bố giá vốn chi phí hợp lý
- Hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ (tính vào giá thành của dịch vụ phòng); hóa đơn mua mới và phân bổ CCDC như giường, tủ, điều hòa,…; các loại đồ dùng như lược, bàn chải, khăn,…; hóa đơn mua mới và khấu hao TSCĐ (tính vào giá thành của dịch vụ tiền phòng); doanh thu dịch vụ phòng; chế biến bữa sáng miễn phí cho khách
- Hướng dẫn bóc tách các loại doanh thu theo phòng, phòng Standard, hòng Superior, Phòng Deluxe… Hay đối với hồ sơ thuế thì hạch toán theo giá phòng.
- Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT đúng nhất
- Đối chiếu doanh thu với hồ sơ lưu trú, cách đối chiếu doanh thu và hồ sơ lưu trú cho hợp lý (công tác chuẩn bị nội dung này thật kỹ khi thanh tra thuế)
Phần 8: Ngân hàng và quỹ tiền mặt
- Hướng dẫn xử lý doanh thu cà thẻ
- Hướng dẫn hạch toán tiền trong ngân hàng
- Theo dõi và báo cáo thu – chi tiền mặt và số dư tức thời tiền mặt tại quỹ
- Theo dõi chi tiết tình hình vay tiền, tính lãi, trả nợ gốc, số dư theo từng khế ước vay tại các ngân hàng, các đối tượng cho vay khác
- Theo dõi tình hình thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng
- Lập bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá
- Hướng dẫn cân đối nguồn vốn và tiền mặt
- Quản lý và theo dõi các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước
Phần 9: Về Tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ – kết chuyển lãi lỗ
- Xác định kỳ tính giá thành chuẩn trong công ty Khách sạn
- Tập hợp chi phí trực tiếp theo tông tư 200, thông tư 133
- Lập và phân tích giá thành sản phẩm
- Nắm rõ hợp đồng cung ứng thực phẩm – Kiểm soát giá cả hàng hóa thực phẩm
- Tính toán, phân bổ quy trình tính giá thành cho mảng giá thành phòng nghỉ
- Phân bổ chi phí chung vào dịch vụ Khách sạn
- Báo cáo tình hình mua hàng, phân tích giá cả và đánh giá các nhà cung cấp
- Cân đối giá vốn theo từng loại phòng tương ứng với doanh thu ở phần 6.
Phần 10: Về Kho
- Theo dõi báo cáo vật tư, đối chiếu với báo cáo kiểm kê kho hàng tháng, phụ trách kiểm kê hàng hóa, vật liệu định kỳ
- Hướng dẫn công tác mua hàng, nhập hàng, cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vật liệu
Phần 11: Về Thuế GTGT
- Lập tờ khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT, cân đối chỉ tiêu thuế GTGT
- Hướng dẫn lập tờ khai điều chỉnh thuế GTGT
- Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thời gian quy định
Phần 12: Về thuế TNDN
- Lập quyết toán thuế TNDN
- Hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính
- Hướng dẫn đối chiếu lại điều chỉnh thuế TNDN sau khi quyết toán TNDN cuối năm
- Hướng dẫn lập tờ khai QT thuế TNDN điều chỉnh ( Với trường hợp lập lại BCTC)
Phần 13: Về thuế TNCN
Phần 14: Về theo dõi kiểm tra định kỳ, đột xuất những vấn đề phát sinh gặp phải
– Xử lý và tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành; hướng dẫn và quản lý chung
– Hoàn tất các báo cáo của công ty hàng tháng; quyết toán các hợp đồng còn lại
– Kiểm soát các hợp đồng liên quan đến chi phí của khách sạn như: quyết toán các hợp đồng; tổng hợp đầu tư giá trị với thuế, ngân hàng; xây dựng và kiểm soát các quy trình liên quan đến vấn đề tài chính kế toán.
– Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nhập – xuất, điều chuyển hàng hóa phát sinh tại kho bếp
– Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng, lập báo cáo nhập – xuất tồn, báo cáo chênh lệch tồn kho trên sổ sách và thực tế
– Kiểm tra các biên bản hủy hàng, báo cáo tình hình hàng hư hỏng, kém chất lượng
Phần 15: Kết chuyển lãi lỗ, cân đối đối chiếu hệ thống kế toán
- Đối chiếu doanh thu – Kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra
- Lập bảng kê vay vốn, thu hồi và kiểm tra các chứng từ gốc vay vốn, sắp xếp và hoàn trả chứng từ gốc cho bộ phận lưu trữ chứng từ
- Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức
- Phân tích biến động của các chi phí, đề xuất các biện pháp quản lý chi phí, tài sản
- Kết chuyển lãi lỗ cân đối, để lập BCTC.
3. Cuối kỳ kế toán khách sạn
BƯỚC 1: Cân đối hệ thống lại toàn bộ các chỉ tiêu trên CĐTK trước khi lên BCTC
BƯỚC 2: Tính thuế TNDN trước khi lập CĐTK
BƯỚC 3: Lập Báo cáo tài chính đầy đủ gồm: Cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
BƯỚC 4: Hướng dẫn hệ thống in ấn, in nhanh, kết xuất sổ sách ra excel, hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, tìm nhanh hồ sơ.
BƯỚC 5: Kinh nghiệm thanh tra thuế trong công ty khách sạn
Kế toán Việt Hưng tự tin đội ngũ 100% Kế toán trưởng trực tiếp dạy bạn 1 Kèm 1 nâng trình tay nghề nghiệp vụ khó trung tâm nào có được giúp bạn vững vàng thăng tiến vị trí cao hơn trong tương lai – luôn đồng hành hỗ trợ học viên trọn đời sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi nghiệp vụ kế toán khách sạn.
THAM KHẢO:
TSCĐ vô hình có cần phải đi đăng ký thuế trích khấu hao ko ạ
Có bạn nhé. TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình đều thuộc TSCĐ và cùng theo thông tư số 45/2013/TT-BTC, bạn vẫn phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ bạn nhé.
Hình thức tự học có được hỗ trợ không ạ
Chào bạn, đối với hình thức tự học vẫn có giáo viên hỗ trợ. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được tư vấn chi tiết về khóa học nhé
Cho em hỏi là năm 2022 đc miễn LPMB nhưng em đã nộp tờ khai LPMB với số tiền = 0 thì năm 2023 có phải nộp lại tờ khai LPMB với số tiền nộp tương ứng với vốn điều lệ không ạ?
Bạn nên nộp lại tờ khai môn bài năm 2023 với số tiền tương ứng với vốn điều lệ bạn ạ. Nộp cũng ko mất gì với cả đầy đủ hơn bạn nhé.