Kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước

Kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước như nào? Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì kế toán giá thành rất quan trọng để xác định được giá thành sản phẩm. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc phương pháp kế toán giá thành sản phẩm theo trong bài viết dưới đây.

Kế toán giá thành sản phẩm
Kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước

KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN BƯỚC

Cách tính

  • Tính cho các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, nhiều công đoạn khác nhau nối tiếp theo trình tự.
  • Mỗi công đoạn có một bán thành phẩm riêng biệt.
  • Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau.
  • Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn.
  • Tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian và thành phẩm tại công đoạn cuối cùng.

 Ưu điểm

  • Các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định cho việc xây dựng chi phí của kế toán.

Nhược điểm

  • Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
  • Phải lấy số liệu từ nhiều nguồn, nếu công đoạn trước tập hợp sai sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn sau

Đối tượng áp dụng

  • Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
  • Các doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng, quần áo thời trang,…

Đối tượng tính giá thành

  • Là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.

Công thức tính giá thành phân bước

Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc theo từng khoản mục giá thành.

Tổng giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i=Tổng giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (i-1)+Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i+Chi phí sản xuất trong kỳ giai đoạn iChi phí sản xuất dở dang cuối kỳ giai đoạn i

1. Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Khi Doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài. Hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ giữa các phân xưởng, các bộ phận trong Doanh nghiệp… Phải xác định giá thành nửa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.

Bước 1: Căn cứ chi phí phát sinh ở giai đoạn 1, giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn này.

Bước 2: Căn cứ giá thành thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở  giai đoạn  2 để tính ra giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 2.

Bước 3: Căn cứ giá thành nửa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước (n), giá trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng).

Tính giá thành theo phương pháp phân bước
3 giai đoạn

Lưu ý: 

  • Khi không có nhu cầu bán nửa thành phẩm hay theo dõi nội bộ. Kế toán sẽ sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Theo phương án này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Do vậy để tính giá thành chỉ cần tính toán, xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm.

Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau:

kế toán giá thành
Quy trình 3 giai đoạn chi phí

VÍ DỤ

Doanh nghiệp A có quy trình sản xuất phức tạp gồm 2 giai đoạn. Sau mỗi giai đoạn thu được bán thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn 2. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi nhận như sau:

kế toán giá thành
Bài tập mẫu
kế toán giá thành
Bài tập

Hy vọng, thông qua bài viết trên mà kế toán Việt Hưng chia sẻ cho bạn đọc. Các kế toán viên đã nắm bắt được cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...