Kế toán chi phí là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí

Kế toán chi phí chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác kế toán quản trị và kế toán tài chính. Vậy kế toán chi phí là gì, có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé. 

kế toán chi phí
Kế toán chi phí là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí

1. Hiểu kế toán chi phí là gì? 

Kế toán chi phí là quá trình thu thập, phân loại và ghi lại tất cả các chi phí liên quan đến việc hoàn thành một mục tiêu kinh doanh hoặc dự án công ty cụ thể. Vị trí này giúp một công ty hợp lý hóa quy trình sản xuất của mình để giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh số bán sản phẩm riêng lẻ. 

2. Vai trò của kế toán chi phí trong doanh nghiệp 

– Kiểm soát hoạt động.

Kế toán chi phí sẽ cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và chất lượng của các công việc hoàn thành được từ đó giúp nhà quản trị có thể kiểm soát được hoạt động của Doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.

– Tính giá thành sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Kế toán chi phí giúp đo lường giá vốn của các nguồn lực đã sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ, tiêu thụ và chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ đó cho khách hàng.

– Kiểm soát quản lý.

Kế toán chi phí cung cấp thông tin về những kết quả của nhà quản lý và các đơn vị kinh doanh.

Nhu cầu thông tin về chi phí của các cấp quản trị thì khác nhau ở cấp thi hành, là cấp chế tạo nguyên liệu thành thành phẩm hay thực hiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thông tin cần thiết chủ yếu nhằm để kiểm soát và cải tiến các thao tác.

– Kiểm soát chiến lược.

Kế toán chi phí cung cấp những thông tin về kết quả tài chính và kết quả có tính cạnh tranh lâu dài, các điều kiện thị trường, thị hiếu của khách hàng và ác cải tiến về mặt kỹ thuật của doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí 

–  Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.

–  Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

–  Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.

–  Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

–  Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.

–  Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp

4. Các khoản mục kế toán chi phí sản xuất

4.1  Chi phí vật liệu trực tiếp

Vật liệu trực tiếp là những vật liệu trở thành một bộ phận của sản phẩm và có thề được ghi nhận thột cách thuận tiện và kinh tế cho các đơn vị sản phẩm cụ thể. Ví dụ: gỗ trong sản xuất bàn. Vật liệu trực tiếp khi được sử dụng vào sản xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp.

Lưu ý các từ thuận tiện và kinh tế ở định nghĩa trên. Trong một số trường hợp, tuy vật liệu trở thành một bộ phận của sản phẩm, nhưng giá tri không đáng kể, thời gian và chi phí để ghi nhận chi phí của nó cho từng đơn vị sản phẩm cụ thê vượt qua lợi ích mang lại. Ví dụ: đinh trong sản xuất đồ gổ; bu-lông trong sản xuất xe hơi… Những vật liệu không được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho các đơn vị sản phẩm cụ thể được gọi là vật liệu gián tiếp. Chi phí vật liệu gián tiếp là một bộ phận của chi phí sản xuất chung

4.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí sử dụng lao động, cho các công việc được thực hiện trên các sản phẩm cụ thể, có thể được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho đơn vị sản phẩm. Tiền lương của các công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bi sản xuất sản phẩm là một ví dụ.

Chi phí sử dụng lao động ở nước ta, ngoài tiền lương, còn bao gồm các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; và kinh phí công đoàn. Các chi phí nhân công đối với các hoạt động có liên quan dấn sản xuất nhưng không thể được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho một đơn vị sản phẩm được gọi là chi phí nhân công gián tiếp.

Ví dụ: chi phí nhân công bảo trì máy móc thiết bị; chi phí nhân viên giám sát sản xuất …

Chi phí nhân công gián tiếp được ghi nhận như một bộ phận của chi phí sản xuất chung.

4.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sân xuất chung là tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất nhưng không được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. và chi phí sản xuất chung khác: khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất, dịch vụ mua ngoài (điện thoại, intemet…) dùng vào sản xuất…

Một khoản chi phí sản xuất nào đó được phân loại là chi phí sản xuất chung khi nó không được ghi nhận trực tiếp cho sân phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, tổng chi phí của một sản phẩm rõ ràng Phải bao gồm chi phí sản xuất chung. Bằng cách này hay cách khác, chi phí sản xuất chung phải được nhận diện và phân bổ cho từng sản phẩm hay công việc cụ thể. Các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất sẽ được đề cập ở môn học kế toán chi phí. 

5. Các khoản mục kế toán chi phí bán hàng

Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản phải trả nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và các khoản tiền công bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế và các khoản phụ cấp khác.

Chi phí vật liệu bao bì: là giá trị bằng tiền của các loại bao bì, vật đóng gói dùng cho việc bảo quản và bán hàng hoa như chi phí vật bao gói, chi phí sửa cữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định : là biểu hiện bằng tiền của phần hao mòn tài sản cố định, kể cả tài sản hữu hình và tài sản cố định vô hình trong quá trình bảo quản hàng hoá và quá trình bán hàng hoá như khấu hao của nhà kho, cửa hàng, các phương tiện bốc xếp, phương tiện tính toán kiểm nghiệm…

Chi phí dụng cụ đồ dùng: à giá trị bằng tiền của các công cụ dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quá trình chuẩn bị bán hàng và quá trình và quá trình bán hàng như phương tiện tính toán, dụng cụ đo lường, các phương tiện làm việc ở khâu bán hàng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền dùng để trả cho các đơn vị và cá nhân bên ngoài do cung cấp các dịch vụ, lao vụ cho doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình bán hàng như tiền thuê kho, vận chuyển, tiền sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác…

Chi phí bằng tiền khác: là những khoản chi phí chưa ghi vào các khoản đã trình bày ở trên như chi phí quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm, chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng.

Ngoài ra khoản chi cho bán hàng đã nêu trên, doanh nghiệp còn phải ghi vào chi phí bán hàng khoản chi phí liên quan tới việc tiếp nhận lại số hàng bị từ chối sau khi bán.

6. Các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí nhân viên quản lý: là toàn bộ các chi phí phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…

Chi phí vật liệu quản lý: là các khoản chi cho vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp: văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ,…

Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng

Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc,…

Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác,…

Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…

Chi phí bằng tiền khác: các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,…

=> Và còn rất nhiều loại chi phí khác phân theo từng lĩnh vực ngành mà các bạn kế toán công tác làm việc.

Trên đây vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí trong doanh nghiệp. Nếu có câu hỏi và thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...