Hàng hóa nhập khẩu được hạch toán riêng biệt so với cách hạch toán hàng nội địa trong nước. Bởi kèm theo đó là các thuế đi kèm với hàng nhập khẩu mà kế toán viên cần hạch toán chi tiết. Kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán hàng hóa nhập khẩu trong bài viết dưới đây.
Thuế nhập khẩu là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng về tới của khẩu thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB thường áp dụng thuế suất cao mục tiêu nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt.
Khách hàng thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp:
Thanh toán toàn bộ:
Nợ TK 331
Có TK 112
Hàng về đến cảng:
Nợ TK 156
Có TK 331
Khách hàng thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp:
Thanh toán trước 1 phần:
Nợ TK 331
Có TK 112
Hàng về đến cảng:
Nợ TK 156
Có TK 331
Thanh toán nốt số tiền còn lại:
Nợ các TK 331
Có TK 112
Có TK 515
Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
Hàng về đến cảng:
Nợ TK 156
Có TK 331
Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
Nợ TK 331
Nợ TK 635
Có các TK 112
Hạch toán các khoản thuế phát sinh khi nhập khẩu:
Hạch toán tiền thuế Nhập khẩu, TTĐB… của hàng Nhập khẩu:
Nợ TK 156: Tổng tiền các loại thuế (Trừ thuế GTGT)
Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu
Có TK 3332 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333…- Nếu có thuế khác
Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT….
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112
Thực hiện khấu trừ thuế GTGT hàng Nhập khẩu
Nợ TK 1331
Có TK 33312 – Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu
Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho ….
Nợ TK 156, 152, 153, 211…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB
Giá tính thuế
Giá tính thuế là giá CIF
- Là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
Giá tính thuế = Giá CIF
Giá tính thuế là giá FOB
- Là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).
Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)
Thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế của Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 và được sửa đổi tại Thông tư 173/2014/TT-BTC, Thông tư 213/2014/TT-BTC ngày hiệu lực 01/01/2015.
Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu:
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
Thuế TTĐB hàng nhập khẩu=Giá tính thuế TTĐBxThuế suất thuế TTĐBTrong đó:
- Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
- Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.
Giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được quy định tại Điều 7, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016: Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB(Nếu có) x % thuế suất
Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn, chia sẻ bạn đọc cách hạch toán hàng hóa nhập khẩu trong từng trường hợp. Kế toán viên cần căn cứ vào tờ khai Hải quan để thực hiện các bút toán trong quy trình kê khai mua hàng nhập khẩu. Chúc các bạn thành công.