Thời gian & Điều kiện DN tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

Đánh giá

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất – Trong khoảng thời gian dịch Covid-19 không ít xưởng sản xuất gặp khó khăn bị đình trệ dẫn đến tinhd trạng buộc DN phải ngưng mọi hoạt động, theo đó các khoản đóng Bảo hiểm vào các quỹ quỹ hưu trí và tử tuất dài hạn phải tạm dừng theo. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu thời gian DN được phép tạm ngưng & điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất
Thời gian & Điều kiện DN tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

1. 2 trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

– Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

– Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

1 trong 3 điều kiện DN tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

(1)  Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
 
(2)  Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất);
 
(3)  Đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 01 năm 2020 và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm có văn bản đề nghị so với thời điểm tháng 01 năm 2020. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm:
  • Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2020 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị;
  • Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
  • Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
  • Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
=> Số lao động nêu tại điểm này chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Thời gian DN tạm ngưng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

(1) Trường hợp nêu tại điểm (1), (2):  tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị nhưng không quá 12 tháng

(2) Trường hợp nêu tại điểm (3): tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị và không vượt quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 1 Mục II Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 nhưng không quá 12 tháng.

(3) Do cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, quyết định căn cứ trên văn bản đề nghị và hồ sơ nhận được từ người sử dụng lao động

3. Thủ tục trình duyệt xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

– Trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Công văn này thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

“Điều 28. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.

b) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời người sử dụng lao động.

3. Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.“

– Trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này:

Hồ sơ đề nghị:

+ Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn này;

+ Danh sách người lao động phải giảm theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn này;

+ Bản sao các văn bản thỏa thuận hoặc quyết định thể hiện người lao động phải giảm theo điểm c khoản 2 Công văn này.

Trình tự thực hiện:

+ Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với số liệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội đang quản lý để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trách nhiệm cơ quan bảo hiểm xã hội

Theo dõi, thống kê việc giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này theo Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn này.

Định kỳ 03 ngày làm việc và trước ngày 20 hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi báo cáo kết quả giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Công văn này về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

TẢI VỀCác Phụ lục đính kèm Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH 

 

Trên đây là chia sẻ Kế toán Việt Hưng về trường hợp ứng đúng điều kiện DN được phép tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất – Chúng tôi có cá khoá học kế toán Online chuyên sâu gần 60 lĩnh vực ngành nghề sở hữu đội ngũ Giáo viên giỏi nghiệp đến từ mọi miền. Online tương tác cao 1 kèm 1 Cam kết 100% đầu ra tự làm nghề tốt!  
 
 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận