Chính sách giảm thuế GTGT 2022 theo Nghị quyết 43

Đánh giá

Chính sách giảm thuế GTGT 2022 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP đã được áp dụng từ ngày 1/2/2022. Sau khi kiểm tra và biết được chính xác doanh nghiệp mình có hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%, kế toán các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh khác cần đặc biệt lưu ý đến một số quy định dưới đây tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Thế nhưng, còn rất nhiều vấn đề khiến kế toán viên và doanh nghiệp băn khoăn. Hãy cùng giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng nhé!

Chính sách giảm thuế GTGT 2022 – những điều kế toán chưa biết!

Hàng hoá nào được áp dụng chín sách giảm thuế GTGT 2022?

Tại Điều 1 trong Nghị định 15/2022/NĐ-CP có nêu chi tiết:

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.”

Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc nhóm đối tượng được nêu trong Điều 1 và Phụ lục I, II, III sẽ thuộc đối tượng được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT 2022. Riêng với mặt hàng than thuộc Phụ lục I, với các khâu khác ngoài khâu khai thán bán ra sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Nghị định 15 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội cho nhóm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19

Vậy làm thế nào để có thể xác định hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có thuộc đối tượng áp dụng chính sách giảm thuế GTGT 2022 không?

Trong nội dung Nghị định 15 được ban hành ngày 28/1 chỉ nêu rõ các mặt hàng KHÔNG thuộc đối tượng áp dụng giảm thuế. Do đó, để tra cứu và thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2022 cho doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề làm đau đầu nhiều kế toán viên.

xác định đối tượng được áp dụng chính sách giảm thuế gtgt 2022

Để tra cứu hàng hóa, dịch vụ thì người nộp thuế có thể thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Tra cứu danh mục hàng hoá, dịch vụ theo thực tế cơ sở mình đang kinh doanh, sản xuất, buôn bán.

Bước 2: Tra cứu tên sản phẩm ở bước 1 theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg để tìm ra mã sản phẩm.

Bước 3: Sau khi có mã sản phẩm, đối chiếu với các phụ lục nêu tại Nghị định 15 để loại trừ sản phẩm không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trình tự, thủ tục giảm thuế GTGT

Tại Khoản 3 Điều 1 có nội dung về thủ tục áp dụng với các đối tượng được hưởng chính sách giảm thuế GTGt 2022 như sau:

“3. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.”

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 15, để được giảm VAT, doanh nghiệp cần xuất hoá đơn theo mức thuế được giảm và kê khai các mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế xuống 8%.

Lưu ý: Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT (Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 15).

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15

(Kèm theo Tờ khai thuế GTGT Kỳ tính thuế: Tháng… năm … /Quý… năm … /Lần phát sinh ngày… tháng… năm …)

 

[01] Tên người nộp thuế ………………………

[02] Mã số thuế:

[03] Tên đại lý thuế ………………………

[04] Mã số thuế:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Giá trị hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT/ Doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế

Thuế suất/Tỷ lệ tính thuế GTGT theo quy định

Thuế suất/Tỷ lệ tính thuế GTGT sau giảm

Thuế GTGT được giảm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)x80%

(6)=(3)x[(4)-(5)]

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

 

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

 

…. ngày…. tháng…. năm………………………

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu

(nếu có) hoặc ký điện tử)

==> Tải ngay mẫu số 01 về giảm thuế GTGT 2022 tại đường link

Nếu lỡ xuất hoá đơn 10% khi cơ sở kinh doanh được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT 2022 thì áp dụng ngay hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 15 nêu rõ:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).”

Như vậy, nếu bạn còn loay hoay trong việc xuất hóa đơn với mức VAT chưa đúng theo quy định, bạn cần thực hiện 2 việc:

– Lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót trong quá trình xuất hóa đơn

– Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua; người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào.

Khi đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết, tại Khoản 6 Điều 1 trong Nghị định 15 có nêu:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.”

Vừa có hàng được giảm 8% và không được giảm thuế GTGT thì làm sao?

doanh nghiệp có bị lỗ theo chính sách giảm thuế gtgt 2022?

Nội dung này được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15. Cụ thể:

“Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.”

Doanh nghiệp có bị lỗ 2% theo chính sách giảm thuế GTGT 2022 mới hay không?

Điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu rõ:

“d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại”

Theo đó, ở tất cả các khâu gồm nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại (buôn bán hàng hoá, dịch vụ…) đều được giảm VAT 8%.

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Căn cứ quy định này, thuế giá trị gia tăng sẽ tính vào tất cả các khâu của hàng hoá nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn và người phải chịu số VAT này là người tiêu dùng cuối cùng.

Về bản chất, doanh nghiệp là người nộp thay thuế GTGT cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT mà không phải là người chịu thuế. Như vậy, mặc dù đầu vào chịu thuế 10%, đầu ra thu hộ thuế 8% nhưng doanh nghiệp không hề bị lỗ khi áp dụng chính sách giảm thuế gtgt 2022 như nhiều người nhầm tưởng.

Ví dụ 1: Nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành trong năm 2021 hoặc trong tháng 1/2022 mà sang tháng 2/2022 xuất hóa đơn thì không được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP và cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp có hàng hóa tồn kho đã mua trước tháng 2/2022 mà bán ra từ tháng 2/2022 thì xuất hóa đơn vẫn được giảm thuế GTGT theo quy định.

Ví dụ 3: Ngành xây dựng xuất 8% nhưng khi nhập sắt thép kim loại hay sản phẩm đầu vào là 10% và 8% thì có được xuất đầu ra 8% không? Với hoạt động xây dựng đang áp dụng mức thuế GTGT 10% và khôgn thuộc danh mục Phụ lục I, II và III trong Nghị định 15/2022/NĐ-CP, nhưng đầu vào lại vừa có hàng hóa chịu thuế suất 10% vừa có hàng hóa được giảm thuế với thuế suất 8% thì hoạt động xây dựng vẫn đươc áp dụng chính sách giảm thuế GTGT 2022 theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp và chính sách giảm thuế GTGT 2022 đang làm chao đảo cộng đồng kế toán thời gian gần đây. Hi vọng với thông tin được chia sẻ đã giúp kế toán viên hiểu rõ hơn về các quy định mới được ban hành trong Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành cuối tháng 1/2022. Truy cập ngay vào fanpage của chúng tôi để được học và cập nhật nhiều kiến thức hơn nhé! Chúc bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao phó!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Minh Nguyen
Minh Nguyen
Bình chọn :
     

mình hiện làm cty dịch vụ sửa chữa thay thế cung cấp linh kiện điện, máy móc.
trong quá trình đi thay thế cho khách thì thường nhập lại máy cũ hỏng để về bóc tách lấy linh kiện ( thường là kiểu phế liệu nên ko có VAT, nhiều khi mua lại cho các anh kỹ thuật rộng bãi có khi có hóa đơn bán lại, có khi không)
sau về bóc tách ra đc linh kiện nọ kia vẫn ok thì sd đi thay thế cho NM khác, vấn đề là khi lắp thay thế họ luôn yêu cầu VAT
vậy đầu vào là hàng linh kiện tháo máy, bóc máy ko có chứng từ, vậy đầu ra xuất VAT ntn ạ.
ví dụ bên mình mua lại cái điều hòa cũ sau khi thay thế cái mới cho nhà máy ( kể cả có hóa đơn bán lại thì cũng chỉ ghi là điều hòa hỏng-cũ)
bên mình ra tháo linh kiện đc cái lốc abz ổn, cái bảng đk xyz ổn.
sau đó sd cung cấp linh kiện sửa chữa thay thế cái lốc abz đấy cho cái điều hòa khác của NM #,và phải xuất VAT mặt hàng lốc abz này, lsao để hợp thức hóa được linh kiện tháo máy đầu vào. nếu đầu vào là háo đơn bán lẻ ko VAT, vậy đầu ra xuất VAT có hợp thức ko ạ.

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Minh Nguyen

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này bạn lấy linh kiện từ hàng cũ hỏng, khách đang yêu cầu lấy hóa đơn nhưng lại đang bí đầu vào. Chắc công ty bạn cũng có những linh kiện đó hàng mới có đầu vào, bạn xuất hóa đơn cho KH cái linh kiện mới còn thực chất cái đó KH sau mua không lấy hóa đơn thì mình trừ đi. Hoặc không bạn có thể nhập hàng do kiểm kê thừa rồi xuất cho KH cũng được mà

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!