Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là bảo hiểm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ nghỉ việc hoặc không có việc làm. Hôm nay, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất qua bài viết dưới đây.
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP BHTN
1. Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp, chỉ khi có ĐỦ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
- Hợp đồng lao động trái pháp luật,
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đã được hưởng lương hưu,
- Trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
– Đã đóng BHTN đủ từ 12 tháng trở lên
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
– Chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc chính thức, bạn phải nộp Hồ sơ trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Hồ sơ trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Bản chính hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:
- Quyết định thôi việc/sa thải/ kỷ luật buộc thôi việc
- Hợp đồng lao động đã hết hạn
– Sổ bảo hiểm xã hội
Vì vậy, khi thôi việc, chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, bạn nhất định phải lấy được 2 thứ: Sổ bảo hiểm và Giấy quyết định nghỉ việc có ký của công ty.
2. Mức hưởng trợ cấp BHTN mới nhất
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
LƯU Ý
– Trường hợp người lao động có thời gian gián đoạn đóng BHTN trước khi thất nghiệp thì mức bình quân được tính trên tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
VÍ DỤ
Bà Lê Thị Hồng Thủy giao kết hợp đồng có thời hạn 24 tháng với trường mầm non A với mức lương như sau:
- Từ ngày 01/09/2013 đến ngày 31/08/2014 là 2.000.000 đồng/tháng
- Từ ngày 01/09/2014 đến ngày 31/08/2015 là 4.000.000 đồng/tháng
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/06/2015, bà Thủy nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên bà không thể tiếp tục thực hiện công việc được. Bà Thủy đã làm đơn xin nghỉ theo quy định của pháp luật và được trường mầm non A đã ban hành quyết định nghỉ cho bà Thủy.
Như vậy, mức lương đóng BHTN làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà Thủy là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7,8,9,10,11,12/2014).
==> Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bà Thủy là (2.000.0000 x 2 tháng + 4.000.000 x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 /tháng.
3. Thực hiện bước chi tiết để được nhận hưởng BHTN
Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động thực hiện những bước sau:
- Bước 1 – Trong 3 tháng từ ngày kết thúc hợp đồng, bạn phải nộp 1 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm
- Bước 2 – Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trên giấy hẹn tại trung tâm
- Bước 3 – Trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp tháng đầu tiên
- Bước 4 – Hàng tháng đến trung tâm để được hướng dẫn, tư vấn miễn phí về lao độn, việc làm cũng như được dạy nghề miễn
Trên đây là bài viết của kế toán Việt Hưng về cách tính mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp năm 2019. Hi vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin hữu ích – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!