Cách thức làm báo cáo thuế hàng tháng trong doanh nghiệp

Báo cáo thuế – Để có thể làm tốt công việc của một kế toán thuế, thì yêu cầu kế toán cần có kiến thức tốt về kế toán và những quy định về luật thuế. Sau đây Ketoanviethung.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách làm Báo cáo thuế hàng tháng trong doanh nghiệp

báo cáo thuế
Cách thức làm báo cáo thuế hàng tháng trong doanh nghiệp

1. Quy định chung về Báo cáo thuế hàng tháng trong doanh nghiệp

Điều kiện để doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo tháng

báo cáo thuế

2. Các loại Báo cáo thuế phải nộp cho cơ quan thuế hàng tháng

2.1 Tờ khai thuế Giá trị gia tăng

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT Tờ khai thuế GTGT khấu trừ – Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ Tờ khai thuế GTGT mẫu 02/GTGT Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư – Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư mới

+ Tờ khai 03/GTGT Tờ khai GTGT trực tiếp trên GTGT – Nếu là doanh nghiệp mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý

+ Tờ khai 04/GTGT – Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

+ Tờ khai 05/GTGT – Nếu doanh nghiệp tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh

2.2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

+ Tờ khai 05/KK-TNCN Tờ khai khấu trừ thuế TNCN (TT92/2015): Nếu doanh nghiệp trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công

+ Tờ khai 06/TNCN Tờ khai khấu trừ từ CNV, CK,…(TT92/2015): Nếu doanh nghiệp khấu trừ thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, ….

2.3. Tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt (Nếu có)

+ Tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt: Mẫu 01/TTĐB

2.4. Tờ khai thuế tài nguyên (nếu có)

+ Tờ khai thuế tài nguyên mẫu số 01/TAIN

2.5. Tờ khai thuế bảo vệ môi trường(nếu có)

+ Tờ khai thuế bảo vệ môi trường mẫu số 01/TBVMT

2.6. Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý

Thực chất, thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì một quý mới làm một lần. Đây không phải là Báo cáo thuế hàng tháng mà kế toán phải lập. Nhưng nếu hàng quý phát sinh thuế thu nhập tạm tính thì kế toán vẫn phải lập tờ khai và nộp tiền thuế vào tháng 4, tháng 7, tháng 10 và tháng 1/N+1.

báo cáo thuế

Chú ý: Lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm và tạm nộp thuế TNDN trước ngày 30/12/N, sao cho số thuế tạm nộp >=80% số thuế phải nộp của năm quyết toán thuế

2.7. Khai báo tình hình sử dụng hóa đơn

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Mẫu BC 26/AC Thông tư 39/2014/TT-BTC

 – Thời hạn nộp: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo

3. Công việc hàng ngày của kế toán thuế

 – Kế toán tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kế toán phát sinh

– Kế toán phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp đối với từng hóa đơn, chứng từ kế toán nhận được. Nếu hóa đơn chứng từ nào chưa đúng, chưa đủ thì yêu cầu các bộ phận bổ sung, điều chỉnh luôn.

– Kế toán lập Sổ sách kế toán theo dõi hàng ngày

Ví dụ: Ngày 15/09/2019, Công ty Kế toán Việt Hưng bán cho Công ty Hưng Thịnh 05 cái máy tính, đơn giá chưa VAT 10% 10.500.000 đồng, chưa thanh toán tiền

 Nợ TK 131: 57.750.000

Có TK 511: 52.500.000

Có TK 3331: 5.250.000

+ Kế toán vào Sổ chi tiết tiêu thụ tháng 09/2019, để theo dõi doanh thu bán hàng tháng 09/2019

+ Vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra, để theo dõi tiền thuế GTGT phải nộp tháng 09/2019

+ Vào Sổ theo dõi công nợ khách hàng – Chi tiết Công ty Hưng Thịnh

– Kế toán lưu trữ hóa đơn, chứng từ theo từng cặp file riêng để tránh nhàu nát, thất lạc

4. Công việc cuối tháng của kế toán

– Kế toán lập các Báo cáo cuối tháng bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Bảng cân đối tài khoản

Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản, kế toán đối chiếu với các sổ Cái, Bảng Tổng Hợp, Bảng Phân bổ, Bảng trích khấu hao xem số liệu đã khớp chưa

– Căn cứ vào Các Báo cáo trên, kế toán cân đối: Thuế, Doanh thu và chi phí tháng nào xử lý tháng đấy để cuối năm lập Báo cáo tài chính

+ Thuế: Kế toán cân đối giữa thuế đầu ra và thuế đầu vào trong tháng, để tính toán xem giảm thiểu tối đa số tiền thuế phải nộp hàng tháng

+ Doanh thu: Căn cứ vào lương hàng hóa tiêu thụ hàng tháng để tính ra được phần doanh thu trong tháng

+ Chi phí: Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ kế toán vào sổ sách, báo cáo tổng hợp chi phí trong tháng

Từ đó Lấy Doanh thu – Chi phí để ra số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong tháng, để từ đó có hướng cân đối, xử lý cho hợp lý.

Trên đây là những tổng hợp khái quát nhất về công việc hàng tháng mà kế toán thuế phải làm. Để có thể bắt tay vào làm công việc cụ thể trên hóa đơn, chứng từ thực tế của doanh nghiệp các bạn có thể liên hệ với Ketoanviethung để được tư vấn cụ thể

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...