Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ trong công ty xây dựng

Đánh giá

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ trong công ty xây dựng được thực hiện theo TT 200 – BTC. Kế toán Việt Hưng giới thiệu bạn đọc là các kế toán viên mới ra trường cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ như sau. 

Công cụ dụng cụ với tính chất là dùng cho các công trình. Công cụ này dễ di chuyển và tham gia vào nhiều công trình khác nhau. Do đó kế toán cần xác định phương pháp khấu hao phù hợp dễ theo dõi và có tính chính xác nhất.

Điều kiện ghi nhận là công cụ dụng cụ

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động thường xuyên tham gia vào một hay nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định.

Công cụ dụng cụ là những tài sản doanh nghiệp mua về để sử dụng vào mục đích kinh doanh và có giá trị < 30.000.000 hoặc thời gian sử dụng < 1 năm như:

  •  Với công cụ dụng cụ trong xây dựng rất nhiều như: Ván khuôn, cuốc, xẻng, đầm bàn các loại, máy hàn, máy cưa…..
  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp ráp
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…

Không giống như TSCD, để phân bổ CCDC chúng ta dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN (nhưng không quá 24 tháng).

Đối với những CCDC có giá trị nhỏ,

  • Hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó mà không cần phải nhập xuất kho.

Phân bổ 2 kỳ với tỷ lệ 50 – 50:

  • Lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại là khi báo hỏng.

Phân bổ nhiều kỳ:

  • Lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN.
  • Hàng tháng sẽ trích đều vào chi phí. (Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất)

Cách phân bổ công cụ dụng cụ trong công ty xây dựng

Có nhiều cách theo dõi chi phí này khác nhau nhưng các kế toán viên nên theo dõi trích phân bổ CCDC theo tỷ lệ phần trăm (%)

Vậy làm thế nào để tính ra được tỷ lệ % của mỗi công cụ dùng trong tháng là bao nhiêu?

Căn cứ xác định là chúng ta sẽ dựa vào giá trị vật tư đưa vào các công trình hàng tháng để phân bổ.

Các bút toán liên quan

Nợ TK 6273: TT 200 – Chi tiết cho từng công trình

Nợ TK 154: quyết định 48 – Chi tiết cho từng công trình.

Có TK 242, 142: Tuỳ theo quyết định

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

hach-toan-phan-bo-cong-cu-dung-cu-trong-cong-ty-xay-dung

CCDC mua về chưa sử dụng ngay:

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

CCDC mua về đưa vào sử dụng ngay:

Nhập kho: Mục đích để theo dõi về số lượng cũng như Giá trị của CCDC được nhập mua và sử dụng.

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

Xuất kho CCDC phục vụ cho hoạt động SXKD của DN: Căn cứ vào thời gian phân bổ cho CCDC mà ta lựa chọn đối tượng kế toán thực hiện Chi phí trả trước cho phù hợp.

Nợ TK 142 – Phân bổ CCDC ≤ 12 tháng (ngắn hạn)

Nợ TK 242 – Phân bổ CCDC > 12 tháng (dài bạn)

Có TK 153

Hàng tháng cần hạch toán phân bổ chi phí công cụ dụng cụ trong tháng đó, vào chi phí trả trước. 

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK  641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý bán hàng

Có TK 242 –  Chi phí trả trước dài hạn

Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ trong công ty xây dựng theo TT 200 được Kế toán Việt Hưng chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng giúp ích các bạn kế toán viên áp dụng thực hành trong xử lý nghiệp vụ kế toán của mình. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận