Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong trường hợp nào?

Đánh giá

Khi nào và những trường hợp nào sẽ đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán viên. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khi nào thay đổi nguyên giá tài sản cố định?

Theo Khoản 4, Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

  1. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Thực hiện tổ chức lại DN, chuyển đổi sở hữu DN, chuyển đổi hình thức DN: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP, chuyển đổi công ty CP thành công ty TNHH
  3. Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
  4. Đầu tư nâng cấp TSCĐ.
  5. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của  một TSCĐ hữu hình.
Khi nào thay đổi nguyên giá tài sản cố định?
Khi nào thay đổi nguyên giá tài sản cố định?

2. Doanh nghiệp cần làm gì khi đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định?

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ: DN phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổixác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

a) Đối với các chi phí đầu tư nâng cấp sửa chữa TSCĐ:

– Các chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ:

+ Được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó

+ Không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

– Các chi phí sửa chữa TSCĐ:

+ Không được tính tăng nguyên giá TSCĐ

+ Phải hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

b) Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ:

DN được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm.

+ Nếu: Số thực chi sửa chữa TSCĐ >  Số trích theo dự toán ► DN được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch

+ Nếu: Số thực chi sửa chữa TSCĐ < Số đã trích ► Phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

c) Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình:

+ Phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu => Được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ.

+ Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu => Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Trên đây là bài viết của kế toán Việt Hưng về đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn kế toán viên hiểu hơn về hạch toán bút toán này. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận