[CẬP NHẬT] Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA ưu đãi thuế quan

Quy tắc xuất xứ hàng hóa – Thông tư số 11/2020/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA áp dụng với đối tượng là cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và thương nhân. Có nhiều điểm mới và phức tạp hơn, cả về cách diễn đạt tiêu chí và các quy định kèm theo. Và để sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế quan ngay những ngày đầu tiên khi EVFTA có hiệu lực 01/08/2020 cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu điểm mới sau đây.

quy tắc xuất xứ hàng hóa
[CẬP NHẬT] Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA ưu đãi thuế quan

THAM KHẢO:

Cập nhật mẫu biểu thuế xuất nhập khẩu các mặt hàng

Những điều cần lưu ý khi làm kế toán xuất nhập khẩu

1. Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

(1) Hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân hoặc hành lý cá nhân của người đi du lịch được coi là hàng hóa có xuất xứ mà không yêu cầu phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với điều kiện hàng hóa đó không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư này và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo đó. Trong trường hợp hàng hóa được gửi qua bưu điện, khai báo có thể được thực hiện trên tờ khai hải quan nhập khau hoặc trên một văn bản đính kèm tờ khai hải quan.

(2) Lô hàng nhập khẩu không thường xuyên chỉ bao gồm các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân của người nhận hàng hoặc người đi du lịch hoặc gia đình của người đó không được coi là nhập khẩu theo hình thức thương mại nếu bản chất và số lượng sản phẩm đó có thể là bằng chứng cho thấy sản phẩm không dùng cho mục đích thương mại.

(3) Tổng trị giá hàng hóa quy định tại khoản (1) và (2)  không được vượt quá:

a) 500 EUR (năm trăm ơ-rô) đối với kiện hàng nhỏ hoặc 1.200 EUR (một ngàn hai trăm ơ-rô) đối với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Liên minh châu Âu.

b) 200 đô-la Mỹ (hai trăm đô-la Mỹ) đối với trường hợp kiện hàng nhỏ và hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Điều kiện cần để DN Việt Nam nhận ưu đãi thuế quan theo quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA 

Tại Điều 19 Chương III Thông tư số 11/2020/TT-BCT:

2.1 Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam

Khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

– C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này (1)

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô) (2)

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm (1) và điểm (2) khoản này.

2.2 Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu 

Khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

– C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.

– Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.

Hàng hóa đang ở tại một Nước thành viên hoặc trong quá trình vận chuyển, lưu kho tạm thời, trong kho ngoại quan hoặc trong khu phi thuế quan có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định với điều kiện nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành sau cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.

3. Khai báo C/O mẫu EUR.1

Mẫu C/O mẫu EUR.1 được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Phụ lục VI

MẪU C/O MẪU EUR.1 CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA)

___________

quy tắc xuất xứ hàng hoá
Mẫu C/O mẫu EUR.1

quy tắc xuất xứ hàng hoá

LƯU Ý:

  • C/O không được tẩy xoá hoặc viết chữ đè lên chữ khác. Việc sửa đổi được thực hiện bằng cách xoá thông tin sai và bổ sung thông tin đúng. Việc sửa đổi đi kèm chữ ký tắt của người hoàn thiện C/O và được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • C/O không để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự mỗi mục. Ngay dưới mục cuối cùng phải gạch ngang. Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để tránh việc bổ sung thông tin sau này.
  • Hàng hóa được mô tả theo thông lệ thương mại và có đủ thông tin chi tiết để xác định được hàng hóa

4. Nguyên tắc việc cấp C/O mẫu EUR.1

– Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra nội dung khai báo mô tả hàng hóa để loại trừ khả năng bổ sung thông tin gian lận.

– Ngày cấp C/O được thể hiện tại Ô số 11.

– Thời gian cấp:

Cấp sớm nhất có thể kể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy được kê khai) và không quá ba ngày làm việc kể từ sau ngày này.

Cấp sau: 

  • Sau khi xác minh thông tin trong đơn đề nghị cấp C/O của nhà xuất khẩu phù hợp với chứng từ tương ứng.
  • Thể hiện tại Ô số 7 nội dung bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROSPECTIVELY”

Khi gặp trường hợp

(1) C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do lỗi hoặc thiếu sót khách quan và lý do hợp lệ khác.

(2) Nhà xuất khẩu chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về việc C/O đã được cấp nhưng bị từ chối tại thời điểm nhập khẩu do lỗi kỹ thuật.

(3) Cảng đến cuối cùng của hàng hóa chưa xác định được tại thời điểm xuất khẩu và chỉ xác định được trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển, lưu kho hoặc sau khi chia nhỏ lô hàng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Để được cấp C/O sớm nhất sau ngày xuất khẩu hàng hóa như trên, nhà xuất khẩu ghi ngày, nơi xuất khẩu hàng hóa và nêu rõ lý do trên đơn đề nghị cấp C/O.

Cấp lại:

  • Trường hợp C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp lại C/O dựa trên hồ sơ lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O.
  • Thể hiện tại Ô số 7 nội dung bằng tiếng Anh: “DUPLICATE”.
  • Thể hiện ngày cấp của C/O bản gốc và có hiệu lực tính từ ngày cấp C/O bản gốc.

Việc cấp C/O mẫu EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu đi EU theo EVFTA được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi do Bộ Công Thương ủy quyền.

5. Cho phép cộng gộp nguyên liệu – sản phẩm thuỷ sản với nước không phải thành viên Hiệp định

Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư số 11/2020/TT-BCT.

Điều kiện cộng gộp xuất xứ áp dụng khi:

a) Các nước ASEAN có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ cam kết tuân thủ quy định tại EVFTA và hợp tác hành chính giữa các nước và với Liên minh châu Âu để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.

b) Việc cam kết thực hiện điểm a khoàn này đã được thông báo cho Liên minh châu Âu.

c) Mức thuế ưu đãi Liên minh châu Âu đang áp dụng cho sản phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này cao hơn hoặc bằng mức thuế ưu đãi dành cho các nước tham gia cộng gộp xuất xứ.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 2 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(2) of the Protocol of the Viet Nam – EU FTA .

Xuất xứ nguyên liệu được xác định phù hợp với quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ các hiệp định thương mại của Liên minh châu Âu với các nước ASEAN đó.

Xuất xứ nguyên liệu xuất khẩu từ một nước ASEAN sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình gia công hoặc sản xuất tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với các nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.

VD: Vải (Sản phẩm cộng gộp Phụ lục V) có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm liệt kê:

quy tắc xuất xứ hàng hoá
Sản phẩm dệt may áp dụng cộng gộp

=> Cộng gộp xuất xứ:

– Hàn Quốc và Liên minh châu Âu có Hiệp định Thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994.

– Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Liên minh châu Âu việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.

=> Cần ghi rõ: “Application of Article 3(7) of Protocol 1 to the Viet Nam – EU FTA”.

=> Xuất xứ của vải nguyên liệu được xác định theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Hàn Quốc, trừ quy tắc quy định tại Phụ lục II (a) Nghị định thư về quy tắc xuất xứ đính kèm Hiệp định đó.

TẢI VỀ – Quy tắc xuất xứ hàng hóa PDF theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT

Trên đây là quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA ưu đãi thuế quan cập nhật thông tin mới nhất từ Thông tư số 11/2020/TT-BCT mong rằng sẽ hữu ích bạn xem – Tham gia ngay Khoá học kế toán Xuất nhập khẩu Online giáo viên riêng trực tiếp cầm tay chỉ việc CAM KẾT KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ! Đăng ký ngay tham gia trải nghiệm HỌC THỬ

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...